Nguyenvandung…@yahoo.com: Gần nhà tôi có một quán nhậu Quán này mở cửa từ 17 giờ đến tận 24 giờ mới đóng Mỗi tối dân nhậu tập trung đến đây ăn uống, nhậu nhẹt, hò hét inh ỏi Chẳng

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 41 - 44)

tận 24 giờ mới đóng. Mỗi tối dân nhậu tập trung đến đây ăn uống, nhậu nhẹt, hò hét inh ỏi. Chẳng những thế, thỉnh thoảng chủ quán còn thuê dàn nhạc sống để phục vụ khách. Những người dân trong khu vực báo lên chính quyền địa phương xử lý nhưng chỉ được vài ngày rồi đâu lại vào đó. Tôi xin hỏi những quán ăn hoạt động đêm khuya ảnh hưởng đến người khác có bị xử phạt không và mức phạt như thế nào?

- Luật sư Lê Văn Phiến, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Những gia đình phải sống gần nơi các điểm kinh doanh phát ra tiếng ồn thì thật là khó chịu. Chính vì vậy, pháp luật đã có quy định để bảo vệ không gian chung của mọi người. Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng đối với một trong những hành vi như gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 6 của nghị định trên thì đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền 300.000-500.000 đồng đối với hành vi.

Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 này.

Mua tài sản không phải của người bán, có phải trả lại?

Tháng 5 vừa rồi tôi có mua căn nhà của bà A. Sau khi làm thủ tục sang tên, tôi đã thanh toán tiền đầy đủ cho bà A và đã nhận nhà ở. Tuy nhiên, trong quá trình ở thì có bà B xưng là chủ nhà trên và yêu cầu tôi trả lại nhà cho bà ta. Theo bà B trình bày thì trước đây bà ấy có vay bà A một số tiền và cả hai bà có làm hợp đồng mua bán nhà. Đến hạn, bà B không trả hết nợ nên bà A mới làm thủ tục sang tên bà A và bà A bán lại cho tôi. Cho tôi hỏi, nếu đúng là giao dịch giữa bà A với bà B là giả tạo thì tôi có phải trả lại nhà cho bà B không, pháp luật hiện nay quy định như thế nào?

Ông Trần Đại Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu…”.

Vì thế, trong trường hợp này giao dịch giữa ông và bà A vẫn được pháp luật công nhận, ông không phải trả lại nhà cho bà B.

Chỉ là sáng kiến hay cả cuộc cách mạng?

Ở nước Đức, cuộc tranh luận hiện đang rất sôi động và theo Bộ Tư pháp nước này thì rất có thể rồi đây sẽ trở thành sự thật khi bằng lái xe ô tô được pháp luật sử dụng làm vũ khí chiến lược đa năng trong công cuộc ngăn ngừa và trừng trị tội phạm.

Ảnh minh họa

Ý tưởng ở sau đó là đối với những tội nhẹ, mức phạt chỉ là phạt tiền hoặc hưởng án treo thì từ nay áp dụng hình thức phạt là cấm lái ô tô hoặc tước bằng lái xe ô tô trong thời gian nhất định.

Xin nói cho rõ ở đây là những bị cáo này vi phạm pháp luật nhưng không phải là vi phạm luật lệ giao thông, không gây ra tai nạn giao thông nào hết.

Ở nơi nào đó khác trên thế giới như thế nào thì không biết chứ còn ở nước Đức, kết quả thăm dò dư luận cho thấy bằng lái xe ô tô rất được coi trọng và việc bị cấm lái xe ô tô hay tước bằng lái xe khiến đau đớn và mất thể diện hơn nhiều so với bị phạt tiền, tù án treo hoặc thậm chí cả ngồi tù thời gian ngắn. Bị phạt tiền thì chỉ cần đi nộp phạt là xong. Tù án treo hoặc ngồi tù vài ngày nhanh chóng bị quên lãng.

Có thể thấy là động chạm đến bằng lái xe và việc được sử dụng xe ô tô gây nên được tác động răn đe rất lớn. Sử dụng hình thức phạt mới này trong tố tụng thì đúng là sáng kiến thật, sáng kiến hay nữa là khác. Nhưng nó còn có được coi là một cuộc cách mạng về tư pháp ở nước Đức hay không thì đúng là còn có nhiều cái đáng để bàn và phải bàn.

Đối với những ai phải sử dụng xe ô tô để làm việc hàng ngày thì hình thức phạt này vô cùng tai hại. Tức là ý tưởng thì ổn, nhưng luật hoá nó như thế nào để có được tác dụng vẹn toàn và hợp lý cho mọi trường hợp thì thật sự không biết có khả thi hay không.

Xem ra, sáng kiến tư pháp không thôi đã khó khả thi thì chưa thể đề cập đến được cả cuộc cách mạng.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016:

Quyết tâm khắc phục những bất cập

Không thể phủ nhận việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong giai đoạn vừa qua đã đạt những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế thì công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế; đặc biệt là tình trạng bổ nhiệm thừa cấp phó diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương, đến mức trong cơ quan, sếp nhiều hơn nhân viên, gây bức xúc, bất bình trong dư luận…

Quang cảnh hội nghị

Chuyện xảy ra từ năm ngoái. Hệ thống báo động của một cửa hiệu bán thuốc lá và báo chí bị kích hoạt không biết do lỗi lầm gì đó. Cảnh sát xuất hiện ngay và chính những viên cảnh sát này điện báo về trung tâm. Điều đáng chú ý ở đây là cảnh sát xuất hiện không phải vì được báo về sự báo động kia mà vì đang ở ngay cạnh đó để xử lý một vụ tai nạn giao thông trên đường phố.

Nhìn nhận rõ thực trạng này và để tìm ra giải pháp khả quan, hôm qua (14/7), Đoàn Giám sát của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì Hội nghị.

Nhiều mục tiêu cải cách bộ máy chưa đạt được

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, trong hơn 20 năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2011- 2016, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cải cách tiền lương, việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đã đạt những kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể chế, luật pháp tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ được kiện toàn tinh gọn hơn và sắp xếp, điều chỉnh theo mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với chức năng, nhiệm vụ tập trung vào quản lý vĩ mô. Việc quản lý biên chế, chất lượng đội ngũ CBCC trong bộ máy hành chính nhà nước có bước được nâng lên…

Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy, hiện vẫn còn nhiều mục tiêu cải cách bộ máy hành chính nhà nước chưa đạt được: tổ chức bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh, nhiều đầu mối và tầng nấc trung gian; còn tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, chưa thực hiện tốt nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính. Công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn nhiều hạn chế; chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra, nhất là trong khu vực sự nghiệp công lập, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố...

Phụ trách biên tập: Lê Nguyễn Minh Ngọc (Phòng Chính trị, tư tưởng - Pháp chế)

Ðịa chỉ: Tầng 10, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh, P.Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Tel: (0274) 3.897.261 - 0913.823.524

E-mail: ngoclnm@sgdbinhduong.edu.vn - phapche@sgdbinhduong.edu.vn

“Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các quan điểm chủ trương đúng đắn của Đảng về cải cách bộ máy còn thiếu thống nhất, chưa thực sự kiên quyết; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện việc đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy chưa được tiến hành đồng bộ…”- Trưởng đoàn giám sát của QH nhận định.

Có thể nói, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã diễn ra tình trạng “bội thực” lãnh đạo cấp phòng, thậm chí có những sở có hàng chục cấp phó phòng, có địa phương bổ nhiệm thừa cả trăm phó phòng, khiến dư luận địa phương không thể không nghi vấn liệu có sự bất thường gì ở đây? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước thực tế này, tại Phiên họp thứ hai của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016 diễn ra cuối tháng 5 vừa qua, các thành viên của Đoàn đã đề nghị đại diện Chính phủ và các bộ, ngành liên quan thuộc Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan đến biên chế công chức, số lượng viên chức và người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước.

Cụ thể, tỷ lệ số lượng người giữ chức vụ lãnh đạo (từ cấp phó trưởng phòng trở lên) so với số lượng công chức, viên chức, người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp có hợp lý không? Việc quản lý, sử dụng biên chế ra sao (việc giao biên chế đã hợp lý chưa, có tình trạng sử dụng biên chế vượt so với số được giao không, tình trạng sử dụng lao động hợp đồng để thực hiện công việc chuyên môn có phổ biến không)?...

Sử dụng vượt hơn 7.900 biên chế

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 15/3/2017, tổng số đối tượng được thẩm tra tinh giản biên chế là gần 5.000 người. Kết quả giám sát cho thấy, tại 11 địa phương gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An sử dụng vượt hơn 7.900 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao.

Lý giải về việc tăng biên chế công chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng nguyên nhân là do bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành và việc chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính cấp, huyện, xã. Vì vậy, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý, sử dụng biên chế, tinh giản biên chế và thực hiện nghiêm túc việc quản lý và sử dụng biên chế công chức...

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện các mục tiêu cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Chẳng hạn, quy định cụ thể về biên chế, cấp phó của các cơ quan làm cơ sở để rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong các bộ.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, để tinh gọn bộ máy và biên chế phải có cách nhìn, quan điểm thống nhất, tổng thể. “Từ nay cho đến khi kết quả giám sát báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 không còn nhiều, trong khuôn khổ của hội nghị ngày hôm nay với tinh thần dân chủ, khoa học, tôi đề nghị các đồng chí thành viên Đoàn giám sát, các vị đại biểu phát huy trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, cụ thể.

Đây là chuyên đề giám sát khó, phức tạp nhưng có ý nghĩa quan trọng được cử tri và các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm”- Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị và cho biết, trên cơ sở các ý kiến, Đoàn Giám sát sẽ tiếp thu để xây dựng, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, bổ sung đầy đủ lập luận, số liệu, phụ lục kèm theo để báo cáo tại Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Đoàn Giám sát dự kiến tổ chức vào cuối tháng này, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8 và tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ tư vào tháng 10 tới.

Một phần của tài liệu Giao an ca nam (Trang 41 - 44)