Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Một phần của tài liệu THNN1 các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng đến công ty nhựa hiệp thành (Trang 27)

5. Bố cục của báo cáo

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Hội đồng quản trị: bao gồm các cổ đông của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để đưa ra quyết định.

Giám đốc: là ban điều hành công ty và đại diện cho công ty về mặt pháp luật. Có trách nhiệm tổ chức, chỉ huy các hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lực nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra và các hợp đồng ký kết với các khách hàng.

Phòng kinh doanh: là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong các công việc quản lý và điều hành về công tác sản xuất kinh doanh phục vụ công ty. Có nhiệm vụ lập phương án, tìm hiểu thị trường và khách hàng cho công ty. Tổ chức thực hiện các hoạt động tiếp thị, đánh giá thị trường trong nước để thực hiện chiến lược cạnh tranh

Phòng kỹ thuật vật tƣ: là phòng chức năng tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác nghiên cứu, phương pháp và đổi mới kỹ thuật - công nghệ, quản lý máy móc thiết bị, thực hiện các yêu cầu về mẫu mã phục vụ cho công tác sản xuất và kinh doanh của công ty.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT VẬT TƢ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC

17

Phòng tài chính kế toán: là bộ phận có chức năng tham mưu và giúp việc cho tổng giám đốc trong các hoạt động quản lý, tổ chức về hành chính, kế toán và báo cáo, thống kê trong công ty. Có nhiệm vụ quản lý tài chính và các loại quỹ theo quy định hiện hành, quản lý tiền mặt và thu chi tài chính, thanh toán, quyết toán tiến hàng.

Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận phụ trách và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động nhân sự của công ty. Tham mưu, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra các chính sách, quy định, tài liệu quản lý công ty.

Nhà máy sản xuất: có chức năng sản xuất phù hợp với kế hoạch hay nhiệm vụ được công ty giao cho. Mọi hoạt động sản xuất đều phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước và điều lệ, quy chế, cũng như văn bản hướng dẫn công ty.

2.1.6 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây

2.1.6.1 Cơ cấu thị trƣờng và doanh số

Trong những năm trở lại đây, thị trường của công ty đang ngày càng mở rộng, kết quả hoạt động kinh doanh có hướng khả quan, doanh thu bán hàng tăng theo hàng năm. Để được kết quả tốt như vậy là do sử dụng nguồn vốn hiệu quả cũng như tận dụng tốt các nguồn lực, khả năng lãnh đạo của ban giám đốc. Doanh thu các mặt hàng về gia dụng và các hàng hóa cho công nghiệp có lượng tiêu thụ khá lớn đối với công ty, qua đó thúc đẩy sự sản xuất ngày càng phát triển.

2.1.6.2 Cơ cấu sản phẩm và doanh số

Bảng 2.5 Doanh số bán hàng của công ty giai đoạn 2017-2019

Đvt: 1000đ

Sản phẩm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

So sánh % tăng giảm 2017- 2018 % tăng giảm 2018- 2019 2017-2018 2018-2019 Nhựa gia dụng 18.863.089 32.566.420 47.952.301 13.703.331 15.385.881 72,65 47,24 Nhựa công nghiệp 17.990.210 31.855.963 43.966.540 13.865.753 12.110.577 77,1 38,01 PVC foam 7.221.663 12.632.117 15.457.210 5.410.454 2.825.093 74,92 22,65

18 Dây thừng 3.632.988 6.330.784 10.362.771 2.697.796 4.031.987 73,95 63,68 Melamine 3.965.311 4.625.328 5.023.140 660.017 397.812 16,64 8,6 Sợi nhựa tổng hợp 7.988.657 12.564.520 17.622.560 4.575.863 5.058.040 57,28 40,25 Thùng IBC 1000L 5.633.742 7.966.428 12.963.596 2.332.686 4.997.168 41,41 62,73 (Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Thông qua bảng 2.4 có thể thấy được doanh thu các mặt hàng về nhựa gia dụng và nhựa công nghiệp chiếm đa phần doanh thu của công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng melamine lại rất thấp, chỉ có 5 tỷ đồng (năm 2019) thấp nhất trong tất cả các mặt hàng còn lại.

2.1.7 Nhận xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây

2.1.7.1 Thuận lợi

- Với nhiều năm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã chiếm được thị phần nhất định trên thị trường đặc biệt là ngành nhựa.

- Có nhiều mối khách hàng lâu năm, khách hàng lớn như Toyota, các mối khách hàng ngày càng tăng

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên, nghiệp vụ kỹ thuật, có trình độ và tay nghề cao. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và máy móc ngày càng hiện đại phù hợp với xu hướng của xã hội.

2.1.7.2 Khó khăn

- Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gây gắt. - Vẫn cong tồn đọng nhiều sai sót trong các khâu quản lý.

- Sự cạnh tranh lao động cũng tác động đáng kể đến công ty, các công ty luôn có ưu đãi hấp dẫn để thu hút nhân viên giỏi.

- Gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô ở nước ngoài.

2.2 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ VI MÔ ẢNH HƢỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-THƢƠNG MẠI NHỰA HIỆP THÀNH PHẦN SẢN XUẤT-THƢƠNG MẠI NHỰA HIỆP THÀNH

2.2.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty

Mục tiêu kinh doanh của công ty là lợi nhuận, gia tăng vị thế của mình trên thị trường, tạo dấu ấn riêng, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như

19

thương hiệu của công ty. Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.2.2 Các yếu tố vi mô ảnh hƣởng tại công ty

2.2.2.1 Khách hàng

Khách hàng và nhu cầu của họ có sức ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc làm hài lòng khách hàng, đem lại cho họ những sản phẩm, dịch vụ như ý muốn, như các giảm giá, tặng quà, ... là rất quan trọng. Công ty thường xuyên có những chính sách thu hút khách mới, và cùng cố khách hàng hiện tại. Hiện tai công ty đã áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng lớn như Toyota, Tân Hiệp Phát, CocaCola Việt Nam, ....

(Nguồn: Tài liệu công ty)

2.2.2.2Đối thủ cạnh tranh

Ngành nhựa là một trong những ngành đang cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp phải chịu nhiều sức ép trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, công ty phải thỏa mãn các nhu cầu mong đợi của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh bằng việc thường xuyên theo dõi giá cả, sản phẩm, phân phối và các chính sách khuyến khích của đối thủ cạnh tranh. Như đã phân tích ở chương 1, đối thủ cạnh tranh có hai loại:

 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: những năm gần đây, ngành nhựa đã trở thành một ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế nước ta . Hiện nay trên thị trường trong nước có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa như Đại Đồng Tiến, Long Thành, Duy Tân, ... đây là những thương hiệu nổi tiếng đã được

53% 72% 92% 48% 65% 90% 30% 48% 62% 2017 2018 2019

Biểu đồ 1. Phần trăm khách hàng đánh giá sản phẩm “chất lƣợng”

20

người tiêu dùng công nhận và tin tưởng và cùng nhiều công ty nhựa khác nữa. Với sự tăng lên của mức sống và thu nhập, nhu cầu sử dụng những sản phẩm ngày càng cao.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

- Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến: thành lập từ năm 1983. Hiện nay Đại Đồng Tiến đã đưa những sản phẩm ưu việt của mình có mặt ở hầu hết các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc với khoảng 31% số lượng sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Năm 2017, tổng số lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ tại Việt Nam đã đạt đến 200 triệu sản phẩm.

- Công ty Cổ phần Nhựa Duy Tân: trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty CP Nhựa Duy Tân đã trở thành một trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với quy mô hơn 5000 nhân viên, 15 công ty thành viên (trong đó có công ty Kinh doanh & Sản xuất nhựa PLASCENE, trụ sở đặt tại California - Hoa Kỳ) và một mạng lưới khách hàng trải dài ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Công ty còn là Nhà cung cấp được yêu thích của nhiều đối tác lâu năm như: Unilever, Nestlé, Sano,...

- Công ty Nhựa Long Thành: được thành lập từ những năm đầu của thập niên 90, công ty hiện có chi nhánh và showroom tại TPHCM, Hà Nội, Đà nẵng, Cần Thơ và Kiên Giang. Số vốn đầu tư từ 2 tỷ đồng đã tăng gấp 90 lần, diện tích nhà xưởng từ 7.157 m2 ban đầu đến nay đã lớn gấp 10 lần. Cụ thể năm 2017 doanh thu của Nhựa Long Thành đạt 969 tỷ đồng (lợi nhuận 85 tỷ đồng), năm 2018 đạt 854 tỷ đồng (lợi nhuận 66 tỷ đồng).

- Công ty TNHH Nhựa Vĩ Hưng: là một trong những công ty hàng đầu, với trên 30 năm trong lĩnh vực ngành nhựa. Công ty đã và đang xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Newzealand, Pháp, Canada, Nga, Cambodia, Lào,… chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa gia dụng, bao bì thực phẩm siêu mỏng, nhựa công nghiệp, linh kiện xe máy và đặc biệt là nhựa công nghiệp kỹ thuật cao. Năm 2018 đã có hơn 270 triệu sản phẩm của công ty được tiêu thụ toán quốc.  Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công

21

động lớn, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại và phức tạp được đánh giá là phù hợp với nền kinh tế nước ta. Do đó, tiềm năng tăng trưởng của ngành nhựa ngày càng gia tăng và đi theo đó là mối lo về sự xuất hiện của các đối thủ chuẩn bị gia nhập ngành.

Biểu đồ 2. Tiềm năng tăng trƣởng của ngành nhựa Việt Nam

(Nguồn:VPA)

2.2.2.3 Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Không giống như nhiều ngành nghề khác, nếu thiếu sản phẩm này thì có thể dùng sản phẩm thay thế khác mà không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của người sử dụng, ngành nhựa gần như không có sản phẩm thay thế bởi độ đa dạng và độ bền của đồ nhựa rất vượt trội so với những chất liệu khác. Tuy nhiên vẫn không thể bỏ qua, trên thực tế các sản phẩm chất liệu Melamine của công ty đang dần bị sử dụng ít đi mà thay vào đó là các sản phẩm bằng gốm, sứ cụ thể là các sản phẩm về tô, chén, thố đựng thức ăn,...

Bảng 2.6 Tỷ lệ phần trăm các sản phẩm melamine và gốm, sứ trên thị trƣờng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dự báo 2020 Melamine 37% 28,7% 21,4% 17% Gốm, sứ 59% 64,2% 68% 75% Khác 4% 7,1% 10,6% 8%

(Nguồn:Tài liệu công ty)

1 22 30 35 45 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

22

2.2.2.4Nhà cung ứng

Số lượng nhà cung ứng của công ty thì không quá lớn, vì đa phần nguyên vật liệu chỉ là các loại hạt nhựa. Công ty cũng đang dần ít phụ thuộc vào các nhà cung ứng hơn rất nhiều để có thể giảm được các chi phí nguyên vật liệu gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, các khuôn mẫu cũng đang dần được công ty tự sản xuất để có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng hơn cũng như giảm chi phí khuôn mẫu nhập từ bên ngoài.

2.2.2.5 Các giới chức có quan hệ trực tiếp

Hiện nay sự biến động của thị trường và luân chuyển dòng tiền, các ngân hàng đều gia tăng lãi suất cho vay ảnh hưởng khá nhiều đến chi phí của sản phẩm, gây khó khăn trong việc xoay chuyển vốn, nguồn vốn trở nên hạn hẹp hơn tạo thành bức tường rào cản ảnh hưởng đến công tác hoạch định của công ty. Về phía Nhà nước đã đề ra một số biện pháp như: hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA (Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức) đối với một số nhóm dự án trong ngành, chẳng hạn như quy hoạch phát triển khu vực nhà máy sản xuất, xử lý nước thải, . . . Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất.

2.3 TIẾN TRÌNH ẢNH HƢỞNG MÔI TRƢỜNG VI MÔ TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SẢN XUẤT-THƢƠNG MẠI NHỰA HIỆP THÀNH

2.3.1 Thiết lập ma trận SWOT, chọn lựa nhân tố để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất - thƣơng mại nhựa Hiệp Thành

2.3.1.1 Thiết lập ma trận SWOT

S (Strenghs)

S1: Thương hiệu được người tiêu dùng tin cậy hơn 20 năm qua.

S2: Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, có năng lực.

S3: Môi trường làm việc tạo được sự thoải mái, gần gũi cho các nhân viên. S4: Trang thiết bị máy móc được đầu tư lắp đặt hiện đại thuận lợi trong mọi hoạt động của công ty.

W (Weaknesses)

W1: Yêu cầu của khách hàng ngày về kiểu dáng, chất lượng, thương hiệu ngày càng cao.

W2: Lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao còn chiếm tỷ lệ chưa lớn.

W3: Nguyên liệu cho sản xuất chưa được hiện đại, chưa có nhiều nguyên vật liệu tối ưu ứng dụng vào sản phẩm.

23

2.3.1.2 Chọn lựa những nhân tố để xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại nhựa Hiệp Thành

Trên đây là tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ môi trường vi mô ảnh hưởng tại công ty cổ phần sản xuất – thương mại nhựa Hiệp Thành. Theo đó, để phát triển chiến lược kinh doanh, xâm nhập thị trường, phát triển các sản phẩm dịch vụ, công ty có thể kết hợp các điểm mạnh của mình với cơ hội đang có , cũng như các điểm yếu và thách thức như sau :

S1 + 01: với cơ chế thị trường mở cửa cùng với những sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao. Đây là một thế mạnh rất lớn của công ty nếu công ty biết khai thác sẽ giúp công ty nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

S4 + 04: với sự hỗ trợ của nhà nước trong những năm trở lại đây và công ty có hệ thống máy móc hiện đại, sẽ tạo điều kiện giúp công ty giảm được chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời mở rộng thị trường .

W1 + T1: yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu và càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mới với tiềm lực

O (Opportunities)

O1: Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn.

O2: Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được phát động rộng rãi.

O3: Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.

O4: Những chính sách hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn vay ODA.

T (Threats)

T1: Có nhiều đối thủ cạnh tranh mới với tiềm lực lớn, khả năng gia nhập ngành nhiều gây nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

T2: Nguồn lao động ngày càng hạn hẹp do sự mở rộng kinh doanh của các công ty FDI hoạt động trong ngành nhựa T3: Kinh tế thế giới đang có chiều hướng suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước đang có xu hướng giảm.

24

kinh tế, khả năng gia nhập ngành nhiều gây nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường về sản phẩm và giá cả. Đây là một thách thức lớn của công ty nên do đó công ty phải có những chiến lược phù hợp để khắc phục khó khăn này.

W2 + T2: Không chỉ có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả mà còn có sự cạnh tranh về nguồn lao động. Nguồn lao động không ổn định, lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp. Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động có chất lượng

Một phần của tài liệu THNN1 các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng đến công ty nhựa hiệp thành (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)