SO SÁNH VỚI TRUNG BÌNH NGÀNH

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần tập đoàn thiên long (TLG) – ngành hàng cá nhân và tiêu dùng (Trang 37 - 42)

Trong năm 2018, các hệ số thanh khoản của Thiên Long đều thấp hơn bình quân ngành. Tỷ lệ thanh khoản hiện hành của Thiên Long là 2.4 thấp hơn so với trung bình ngành là 2.63. Điều này cho thấy khả năng chi trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn so với các công ty cùng lĩnh vực. Tỷ lệ thanh khoản nhanh của Thiên Long là 0.99 nghĩa là với mỗi đồng nợ ngắn hạn, công ty có 0.99 đồng tài sản lưu động (trừ hàng tồn kho). So sánh với tỷ số thanh khoản nhanh của ngành là 1.95, cho thấy các doanh nghiệp trong cùng ngành có khả năng sử dụng tài sản hiện tại (không bao gồm hàng tồn kho) để thanh toán hoặc đáp ứng khoản nợ ngắn hạn trung bình là 1.95 đồng tài sản cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Kết quả là Thiên Long thấp hơn trung bình ngành. Điều này có thể do công ty có các điều khoản tín dụng tốt hơn với các nhà cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh thể hiện qua việc tăng khoản phải thu. Bên cạnh đó, do trong tài sản lưu động của doanh nghiệp chủ yếu là hàng tồn kho làm tỷ lệ thanh khoản nhanh không cao.

Vòng quay tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trong năm 2018, vòng quay tồn kho của Thiên Long là 4.17 lần. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức trung bình ngành là 8.44 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang dự trữ quá nhiều hàng tồn kho hơn các công ty khác cùng ngành. Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu tăng và nhập từ nước ngoài tạo thêm rủi ro về tỷ giá nên doanh nghiệp mới tồn kho thêm nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của khách hàng thì công ty cũng dự trữ sẵn một phần hàng hóa khi cần thiết, đây là một chiến lược của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh không chỉ với công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài làm doanh thu có tăng nhưng không bằng năm trước, khả năng tiêu thụ hàng không mạnh. Tuy nhiên, kỳ lưu kho của doanh nghiệp lại giảm đáng kể cho thấy dù doanh nghiệp tồn kho nhiều nhưng đã quản lý rất hiệu quả.

Vòng quay tài sản của Thiên Long là 1.59 nghĩa là với mỗi đồng tài sản, doanh nghiệp tạo ra được 1.59 đồng doanh thu. So với chỉ số trung bình ngành là 1.45 cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu tốt hơn trung bình các công ty trong ngành.

Hệ số nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay. Tỷ lệ nợ của Thiên Long là 29,3% so với trung bình ngành là 34% cho thấy doanh nghiệp ít rủi ro hơn, tài chính ổn định hơn do hầu hết tài sản từ vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy công ty có khả năng tự chủ tài chính cao, nhưng mặt khác nói lên rằng công ty chưa chú trọng chức năng đòn bẩy tài chính.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông của Thiên Long năm 2018 là 41.46% hay 0,4146. So với trung bình ngành là 1.15 thì Thiên Long thấp hơn, đồng nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn nên doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính so với trung bình các doanh nghiệp cùng ngành.

Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) của Thiên Long là 10.31% trong khi chỉ số ROS của ngành lại là con số âm -3.51%. Có thể thấy mặc dù tổng quan ngành Hàng tiêu dùng cá nhân và gia đình kinh doanh không mang lại lợi nhuận, nhưng chỉ số ROS của Thiên Long lại cho thấy kết quả hoàn toàn ngược lại. Điều này đã chứng tỏ được sức mạnh và vị thế của Thiên Long trong mặt bằng chung của ngành.

ROA thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, đo lường lợi nhuận thu được trên 1 đồng tài sản. Các nhà đầu tư mong muốn công ty có ROA cao vì nó cho thấy công ty đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2018, ROA của Thiên Long là 16.4% hay 0.164, nghĩa là với mỗi đồng tài sản, công ty tạo ra được 0.164 đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận này sau đó được giữ lại để gia tăng vốn đầu tư hoặc chia cổ tức cho các cổ đông. ROA trung bình của ngành là 7.86% cho thấy với mỗi đồng tài sản, các doanh nghiệp cùng ngành trung bình thu được 0.078 đồng lợi nhuận sau thuế. Dù ROA có giảm nhưng so với trung bình ngành, Thiên Long đang sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn để tạo ra lợi nhuận so với các doanh nghiệp cùng ngành.

ROE cho biết lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả ra sao trong việc tạo ra lợi nhuận. Con số này càng cao càng cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư của chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận. Trong năm 2018, ROE của Thiên Long là 23.2% hay 0.232, nghĩa là với mỗi đồng vốn cổ đông, công ty tạo ra được 0.232 đồng lợi nhuận sau thuế. ROE trung bình của ngành là 18.22% cho thấy với mỗi đồng vốn cổ đông, các doanh nghiệp cùng ngành trung bình thu được 0.1822 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự như ROA, dù ROE có giảm do lợi nhuận tăng trưởng không cao nhưng so

với trung bình ngành thì đây là một con số khá tốt. Mặt khác, ROE gấp 1.27 chỉ số ngành mà lại gấp 2.09 lần ROA của ngành cho thấy Thiên Long đang có đòn bẩy tài chính yếu hơn ngành. So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, Thiên Long là lựa chọn tốt cho những nhà đầu tư dài hạn, tìm kiếm cổ phiếu ổn định và an toàn với triển vọng tăng trưởng rõ ràng.

CHƯƠNG 5.ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRUNG BÌNH WACC Khái niệm: Chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với số vốn mà doanh nghiệp huy động cho một dự án đầu tư hay kế hoạch kinh doanh

Đặc điểm: Là chi phí cơ hội của nhà đầu tư và được xác định từ thị trường vốn

Công thức tính:

WACC = (E/V) x kE + (D/V) x kD x (1 – Tax)

Trong đó:

● KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần (1) ● KD: Chi phí sử dụng nợ vay (2) ● E: Giá trị thị trường của Vốn cổ phần ● D: Giá trị thị trường của Nợ vay

● V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (V = E + D) ● Tax: Thuế suất thuế TNDN

Ước tính WACC của TLG:

E= Giá thị trường của vốn cổ phần thường= số cổ phiếu đang lưu hành *giá bán một cổ phiếu thường = 84866053*41000 = 3479.51(tỷ đồng) (Nguồn http://s.cafef.vn/, tính đến ngày 16/12/2019)

Thiên Long không phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên cơ cấu nguồn vốn có tỷ trọng 100% là vốn cổ phần thường

Sử dụng mô hình CAPM ước tính chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại sau thuế

ks= Rf + β . (Rm – Rf)= 4.5+0.2*10.96=6.692%

Trong đó:

Phần bù rủi ro thị trường (Rm – Rf) là 10.96%, chỉ số được cập nhật đến tháng 1/2019, theo Demodaran

Rf là tỷ suất sinh lời phi rủi ro, lãi suất trái phiếu Chính Phủ 10 năm, lấy trung bình cộng năm 2018 và 2019 xấp xỉ 4.5%

β là hệ số đo lường mức độ rủi ro. β = 0.2( nguồn http://s.cafef.vn/, tính đến ngày 16/12/2019)

Chi phí sử dụng vốn WACC là: WACC = ks .ws =6.692(%)

CHƯƠNG 6. ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần tập đoàn thiên long (TLG) – ngành hàng cá nhân và tiêu dùng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)