Đọc ý nghĩa các biến ở mô hình hồi quy cuối cùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến GIÁ CẢ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHÈ VIỆT NAM XUẤT KHẨU (Trang 28 - 29)

V. Kết quả nghiên cứu và đánh giá:

7.Đọc ý nghĩa các biến ở mô hình hồi quy cuối cùng

Với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,

 Khi tỉ giá hối đoái của đồng tiền VND/USD tăng 1% thì giá chè Việt Nam tăng 0.9362%

 Khi giá chè Trung Quốc tăng 1% thì giá chè Việt Nam tăng 0,8165%.

Trên thực tế, Trung và Việt Nam đều là hai quốc gia chuyên xuất khẩu chè trong top 5 thế giới. Từ đó, có thể thấy khi giá chè Trung Quốc tăng lên 1% sẽ dẫn đến sự kém hấp dẫn về giá của mặt hàng chè Trung Quốc trong mắt người

tiêu dùng, người mua sẽ bắt đầu chuyển sang sử dụng sản phẩm chè sản xuất tại Việt Nam do giá hấp dẫn hơn. Vì nguồn cầu sản phẩm Việt Nam dịch chuyển sang phải trong khi lượng cung ổn định và ít có sự dịch chuyển, mức cân bằng thị trường nhanh chóng thay đổi sang một vị trí mới có giá cân bằng cao hơn mức giá cân bằng trước đó theo quy luật cung cầu thị trường.

 Khi giá chè Ấn Độ tăng 1%, giá chè Việt Nam sẽ giảm 1.0253%.

Trái ngược với Trung Quốc có điều kiện canh tác chè và văn hóa có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, chè Ấn Độ và chè Việt Nam là hai loại hoàn toàn khác nhau. Do đó ta giả sử khi giá chè Ấn Độ tăng 1% thì lượng cầu sản phẩm chè Việt Nam không những không tăng mà còn giảm đi đáng kể.

 Khi GDP tăng 1% thì giá chè Việt Nam giảm 0.663433%.

Điều này có thể được giải thích rằng khi GDP Việt Nam tăng lên, qui trình sản xuất chè trong nước được cải thiện, số lượng cung cấp chè tăng. Từ đó khiến đường cung sản phẩm cà phê dịch chuyển sang phải trong khi nguồn cung thị trường của mặt hàng cà phê được giữ ổn định và ít biến động. Chính sự di chuyển của đường cầu sẽ kéo theo hệ quả là giá chè Việt Nam sẽ giảm xuống trở nên hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến GIÁ CẢ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHÈ VIỆT NAM XUẤT KHẨU (Trang 28 - 29)