Thực trạng quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” ở thành phố Huế

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố địa danh, qua nghiên cứu khả năng bảo hộ đối với “Cơm hến Huế” (Trang 30 - 33)

3. Thực trạng và đề xuất các giải pháp

3.1. Thực trạng quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” ở thành phố Huế

Về thực trạng cấp phép sử dụng: Theo nhƣ Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Bún

bò Huế” các hàng quán, cơ sở kinh doanh Bún bò Huế nếu đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chí theo quy định thì đƣợc cấp phép sử dụng NHCN “Bún bò Huế” kèm theo logo NHCN này. Tuy nhiên, điều đáng buồn hiện nay số lƣợng đăng ký trở thành thành viên của NHCN “Bún bò Huế” từ các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ ăn uống liên quan đến “Bún bò Huế” rất ít, không khả quan mấy dù đã trải qua hơn 4 năm công bố “Bún bò Huế” là tài sản trí tuệ của địa phƣơng. Bởi lý do đƣa ra là sự “e ngại” sẽ làm mất đi chất liệu gia truyền, truyền thống của họ và một số nguyên do khác cho rằng thủ tục đăng ký còn rƣờm rà, tốn phí…. Qua kết quả khảo sát thực tế ở thành phố Huế có hơn 50 hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống “Bún bò Huế” chƣa kể các gánh bún vỉa hè hay một số nhà hàng trong các khách sạn. Nhƣng kết quả khảo sát cho thấy chỉ có duy nhất một cửa hàng có gắn biển hiệu logo NHCN “Bún bò Huế” (Quán Cẩm – Bún bò Huế). Thông qua những con số biết nói trên, một phần nào đó đã minh chứng hiện trạng đăng ký sử dụng và khai thác NHCN “Bún bò Huế” trên địa bàn thành phố Huế nói riêng và cả nƣớc nói chung còn rất nhiều hạn chế, bất cập, vƣớng mắc trong các chính sách, giai đoạn thực hiện. Các con số đã thể hiện rõ tổng số cơ sở/hộ kinh doanh sản phẩm/dịch vụ ăn uống liên quan đến “Bún bò Huế” truyền thống rất đông nhƣng tỉ lệ đã và đang đăng ký cấp quyền sử dụng NHCN “Bún bò Huế” lại rất thấp. Tuy nhiên, đại diện của Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, tính đến ngày 02/01/2017 toàn tỉnh có 54 quán bún đủ điều kiện theo yêu cầu của Quy chế có thể đƣợc cấp phép sử dụng NHCN Bún bò Huế trong kinh doanh. 4 Nhƣ vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế với vai trò là chủ sở hữu phối hợp với cơ quan quản lý cần xây dựng kịp thời các chính sách, kế hoạch để cải thiện số lƣợng hàng quán, cơ sở kinh doanh tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế”. Thu hút nhiều chủ thể tham gia NHCN hơn nữa là việc làm thật sự cần thiết và cấp bách đối với công cuộc phát triển NHCN “Bún bò Huế”.

4 Nhật Linh, Bún bò Huế: cấp nhãn hiệu sau những phản ứng, https://tuoitre.vn/cap-nhan-hieu-bun-bo-hue-cho-54-quan-1245739.htm, truy cập ngày 27/8/2021. quan-1245739.htm, truy cập ngày 27/8/2021.

506

Về thực trạng kiểm soát chất lượng: Nhằm đảm bảo đƣợc chất lƣợng hƣơng vị chuẩn

theo Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “Bún bò Huế” thì mỗi sản phẩm trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng đều đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ từ khâu đầu vào - chuẩn bị nguyên liệu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Hiện nay, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế là đơn vị giám sát trực tiếp quá trình sản xuất cũng nhƣ hoạt động phục vụ ngƣời tiêu dùng tại các cơ sở kinh doanh/dịch vụ ăn uống đƣợc cấp quyền sử dụng NHCN “Bún bò Huế” kèm theo logo nhãn hiệu. Đối với các cơ sở kinh doanh đã tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế” thì việc kiểm soát chất lƣợng sẽ khắt khe hơn so với các cơ sở không tham gia sử dụng NHCN nhằm đảm bảo tƣơng đối một tô Bún bò Huế mang NHCN đến tay ngƣời tiêu dùng đầy đủ và hài hòa các nguyên liệu, chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Đinh Mạnh Thắng – chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế đã từng nhận định rằng: “Khi du khách vào một quán bún có gắn nhãn hiệu thì biết rằng đó là một tô bún

được nấu nguyên bản nhất. Có thể không ngon bằng các quán bún khác nhưng được bảo hộ về chất lượng, an toàn thực phẩm.” 5 Tuy nhiên thực tế hiện nay, đối với NHCN “Bún bò Huế” chƣa hình thành đƣợc cơ chế bộ phận kiểm soát chất lƣợng sản phẩm có tính chuyên nghiệp. Việc chƣa quản lý, truy xuất đƣợc tận gốc đối với “Bún bò Huế” không rõ nguồn gốc nguyên vật liệu đầu vào, không đảm bảo an toàn thực phẩm, một phần do đặc thù của sản phẩm không bao gói. Chủ yếu dựa vào tính cảm quan của ngƣời kiểm chứng và phụ thuộc vào yếu tố khách quan là chủ yếu. Việc kiểm soát các điều kiện, quy trình và những yêu cầu để đảm bảo chất lƣợng gắn với NHCN đƣợc biết hoạt động này tuy chƣa triệt để nhƣng bƣớc đầu đã thực hiện đƣợc việc khi ban hành Quy chế trong đó có chứa các quy định về kiểm soát chất lƣợng sản phẩm đầu ra, nhƣng thực sự chƣa đem lại hiệu quả cao. Ngày nay, vấn đề về an toàn thực phẩm là vấn đề nóng, là mối bận tâm lớn của những ngƣời tiêu dùng, cũng là sự trăn trở của nhiều lãnh đạo ở Thừa Thiên Huế. Vì Huế chủ yếu là các điểm bán hàng nhỏ lẻ, thức ăn đƣờng phố, cơ sở sản xuất kinh doanh là các hộ gia đình chiếm đa số. Chính vì thế, vấn đề kiểm soát chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho NHCN “Bún bò Huế” là điều vô cùng quan trọng, cân đối đƣợc vấn đề trên thì

5 Đức Quang, Cần nhân rộng nhãn hiệu Bún bò Huế, https://baothuathienhue.vn/can-nhan-rong-nhan-hieu-bun-bo-hue-a54653.html, truy cập ngày 27/8/2021. hue-a54653.html, truy cập ngày 27/8/2021.

507

việc sử dụng NHCN “Bún bò Huế” thay cho “Bún bò Huế” truyền thống của ngƣời tiêu dùng hay các chủ thể trực tiếp sản xuất và kinh doanh chúng không còn là câu chuyện của sự lựa chọn nữa.

Về thực trạng mức thu phí và hỗ trợ các chủ thể sử dụng: Việc sử dụng NHCN phải

nộp phí và cơ quan quản lý trực tiếp NHCN thu phí là điều hiển nhiên. Phí này giúp duy trì, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu. Cụ thể nhƣ xét duyệt, cấp quyền sử dụng, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng NHCN hay để quảng bá. Đây là quy định chung, thống nhất trong các Quy chế ban hành kèm theo khi sử dụng NHCN cho các sản phẩm/dịch vụ. Theo Quy chế quản lí và sử dụng NHCN “Bún bò Huế” của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành thì các tổ chức, cá nhân sau khi đƣợc cấp phép sử dụng NHCN “Bún bò Huế” phải thực hiện nộp các khoản chi phí cho việc thực hiện các hoạt động cấp và duy trì hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng và tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với NHCN. Các khoản phí, mức thu do Hiệp hội đề xuất và đƣợc cơ quan chức năng xem xét, chấp nhận. Hiện nay, mức thu phí là bao nhiêu chủ sở hữu hay cơ quan quản lý chƣa từng công bố, mặt khác chủ thể đang sử dụng NHCN “Bún bò Huế” cũng không tiết lộ vấn đề đƣợc cho là “nhạy cảm” này. Tham khảo ý kiến của một số chủ cơ sở kinh doanh “Bún bò Huế” cho rằng: “chúng tôi chưa hề được biết về mức thu phí khi tham gia sử dụng NHCN

“Bún bò Huế” cụ thể là bao nhiêu. E rằng chi phí cao thì sẽ rất khó khi tham gia sử dụng NHCN này”. Tham khảo ý kiến của đại diện Quán Cẩm - Bún bò Huế, cơ sở đƣợc cấp

Giấy chứng nhận sử dụng NHCN, đại diện cơ sở này cho biết: mức thu phí này là phù hợp với tình hình kinh doanh chung. Vị đại diện cơ sở Quán Cẩm – Bún bò Huế cũng cho biết thêm: “từ ngày sử dụng NHCN “Bún bò Huế” cơ sở cũng được chính quyền các cấp lãnh

đạo quan tâm và hỗ trợ rất nhiều từ khâu đảm bảo chất lượng đầu vào cho đến hỗ trợ chi phí nâng cấp cơ sở và hỗ trợ quảng bá cơ sở kinh doanh của tôi,…”. Bên cạnh đó, việc

thu phí để duy trì và phát triển NHCN thì chủ sở hữu còn hƣởng các chính sách hỗ trợ điển hình nhƣ: Hỗ trợ in ấn biển hiệu, trang trí cửa hàng; hỗ trợ một phần chi phí đánh giá chất lƣợng sản phẩm theo tiêu chuẩn khung của NHCN “Bún bò Huế”. Nhƣ vậy, nếu có nhu cầu tham gia hoặc đã tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế- hình” sẽ đƣợc chủ sở hữu hỗ trợ chi phí và quy định đóng phí cũng chỉ yêu cầu ở mức đóng góp để duy trì và

508

đảm bảo cho quá trình sử dụng NHCN “Bún bò Huế” tránh việc lạm dụng, đánh tráo sản phẩm truyền thống và sản phẩm mang NHCN “Bún bò Huế”. Tuy nhiên, dựa vào khảo sát thực tế, các chính sách hỗ trợ sau khi NHCN “Bún bò Huế” vẫn chƣa đƣợc cụ thể hóa nhƣ: Hỗ trợ các chủ thể về điều kiện tham gia sử dụng; hỗ trợ kỹ thuật; Hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm “Bún bò Huế” (vận động liên kết với các nhà hàng, khách sạn lớn hay các hộ kinh doanh có tiếng trên địa bàn thành phố Huế,…); Hỗ trợ kinh phí để xây dựng truy xuất nguồn gốc (QR code); đặc biệt là Hỗ trợ kinh phí cho vấn đề trùng tu cơ sở vật chất cũng nhƣ kinh phí cho hoạt động đầu vào của sản phẩm (nhƣ chiết khấu chi phí cho nguồn nguyên vật liệu đầu vào). Đây là những vấn đề đƣợc các chủ thể kinh doanh dịch vụ ăn uống “Bún bò Huế” ở thành phố Huế quan tâm. Giải quyết đƣợc những thắc mắc trên thì việc số lƣợng chủ thể tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế” có lẽ nhanh chóng cải thiện theo chiều hƣớng tích cực.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố địa danh, qua nghiên cứu khả năng bảo hộ đối với “Cơm hến Huế” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)