Xuất giải pháp cho công tác quản lý, sử dụng và khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố địa danh, qua nghiên cứu khả năng bảo hộ đối với “Cơm hến Huế” (Trang 33 - 37)

3. Thực trạng và đề xuất các giải pháp

3.2. xuất giải pháp cho công tác quản lý, sử dụng và khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”

nhận “Bún bò Huế”

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Hiện nay, việc quản lý sử dụng NHCN “Bún bò Huế” đều đƣợc thực hiện dựa trên Quy chế “Quản lý và sử dụng NHCN Bún bò Huế” do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành trƣớc đó. Quy chế chỉ quy định chi tiết về phần các tiêu chí tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế”; tiêu chí đánh giá chất lƣợng nhƣng vẫn tồn tại một số vấn đề hạn chế chẳng hạn nhƣ: kinh phí hay mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm đến NHCN “Bún bò Huế” vẫn chƣa đƣợc cụ thể. Điều này là vấn đề mà các chủ cơ sở kinh doanh Bún bò Huế quan tâm khi tham gia sử dụng. Do vậy, nhóm tác giả đề xuất hoàn thiện Quy chế “Quản lý và sử dụng NHCN Bún bò Huế” ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, hỗ trợ bƣớc đầu về thủ tục và kinh phí dùng cho việc quản lý trong đó có

mức thu phí đối với các cơ sở tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế”. Trong Quy chế chỉ nêu rằng cá nhân, tổ chức tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế” sẽ nộp một khoản chi phí, tuy nhiên cụ thể ở đây lại không rõ là bao nhiêu và sẽ đƣợc tiến hành thu nhƣ thế nào? Nhƣ vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế với cƣơng vị là chủ sở hữu phối hợp với cơ quan quản lý nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung mức thu phí cụ thể là bao nhiêu,

509

đóng từng đợt hay một lần và kỳ hạn là bao lâu,… cho các chủ cơ sở kinh doanh “Bún bò Huế” không còn “lăn tăn” về mức kinh phí khi tham gia sử dụng nhãn hiệu. Xây dựng chính sách hỗ trợ thủ tục cho các thành viên tham gia sử dụng nhƣ: Quy chế sử dụng; điều kiện tham gia; mẫu hồ sơ đăng ký; hƣớng dẫn cách làm;… Hỗ trợ kinh phí cần thiết cho việc hoàn tất các thủ tục chẳng hạn nhƣ kinh phí kiểm định chất lƣợng nguồn kinh phí đƣợc lấy từ ngân sách quản lý khoa học công nghệ của địa phƣơng.

Thứ hai, thiết lập quy định xử lý các hành vi sai phạm đối với NHCN “Bún bò Huế”:

chủ sở hữu cùng với cơ quan quản lý tham mƣu với Sở khoa học & Công nghệ tỉnh xây dựng các chế tài áp dụng đối với hành vi sai phạm, bổ sung trực tiếp vào Quy chế ban hành về quản lý, sử dụng NHCN trƣớc đó hoặc xây dựng văn bản mới đính kèm với Quyết định số 1623/QĐ-UBND, ngày 13/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó có những quy định mới xử lý triệt để, nghiêm minh các hành vi lợi dụng quy chế, lạm dụng thƣơng hiệu có tiếng hoặc chủ thể sử dụng nếu có hành vi sai phạm nhƣ: có hành vi vi phạm quy chế gây ảnh hƣởng tới công tác quản lý, sử dụng NHCN “Bún bò Huế”; ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu, phát triển NHCN “Bún bò Huế”. Cơ quan quản lý cần quán triệt trong công tác giám sát, xử lý, thƣờng xuyên tổ chức các buổi tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm. Điều này góp phần tạo sự công bằng đối với các chủ thể khác khi tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế”.

Ngoài ra, chủ sở hữu cần tiến hành giao quyền sử dụng NHCN “Bún bò Huế” cho

các tổ chức kinh tế, cá nhân: Việc chủ sở hữu và cơ quan quản lý đều là cơ quan nhà nƣớc không thể tiến hành trực tiếp khai thác NHCN đã tạo ra rất nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm. Thực tế cho thấy số lƣợng giao quyền sử dụng còn khá hạn chế, điều này đã minh thị cho vấn đề bảo hộ cũng không làm tăng thƣơng hiệu của tài sản trí tuệ. Nhƣ vậy chủ sở hữu và cơ quan quản lý cần nhanh chóng triển khai giao quyền cho các nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh,…Và tiến hành công khai thông tin “Bún bò Huế” là tài sản trí tuệ của địa phƣơng một lần nữa, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các trang thông tin, truyền thông đại chúng của địa phƣơng nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế” nâng tầm thƣơng hiệu ẩm thực Cố Đô.

510

Ngoài những giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định quản lý và sử dụng NHCN “Bún bò Huế” cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả sau:

Thứ nhất, đào tạo, nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, quản lý về trình độ

chuyên môn: chủ sở hữu và cơ quan quản lý NHCN “Bún bò Huế” tiến hành, tổ chức mở các lớp đào tạo, tập huấn cho các cán bộ chuyên môn phụ trách về tài sản trí tuệ nói chung và NHCN “Bún bò Huế” nói riêng. Bồi dƣỡng giảng dạy các kiến thức, kỹ năng trong công tác quản lý NHCN; hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng trong công tác kiểm tra, đánh giá các cơ sở kinh doanh sử dụng NHCN “Bún bò Huế”. Việc sử dụng các cán bộ quản lý NHCN “Bún bò Huế” có trình độ chuyên môn cao sẽ góp phần giúp công tác quản lý NHCN mang lại hiệu quả, từ đó thúc đẩy phát triển NHCN làm gia tăng số lƣợng các cơ sở kinh doanh “Bún bò Huế” tham gia sử dụng NHCN và logo nhãn hiệu kèm theo.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội du lịch tiếp

tục tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo liên quan đến NHCN “Bún bò Huế” có sự tham gia đặc biệt của các chủ thể sử dụng: Phổ biến kiến thức về tài sản trí tuệ, cách thức vận hành, quản lý. Trao đổi ý kiến giữa nhiều chủ thể với nhau từ cơ quan nhà nƣớc, cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh trên địa bàn nhằm tìm ra hƣớng đi tối ƣu nhất cho thƣơng hiệu ẩm thực có tiếng của địa phƣơng. Biên soạn, xây dựng các tài liệu hƣớng dẫn cơ chế quản lý, khai thác NHCN “Bún bò Huế” có hiệu quả một cách cụ thể, xác thực với tình hình thực tế và phát hành, đặt tại nhà Ga Huế, sân bay Phú Bài và các nhà hàng, khách sạn ở 2 cửa Nam, Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ ba, xây dựng mô hình quản lý và khai thác NHCN “Bún bò Huế”phù hợp với

tình hình thực tiễn: Tình hình thực tế ở mỗi địa phƣơng khác nhau nên dựa vào đó mà cần phải có những mô hình quản lý NHCN “Bún bò Huế” cụ thể phù hợp với từng địa phƣơng. Ở đây nhóm tác giả đề xuất xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến. Cụ thể tạo trang website trong đó có danh sách các cơ sở đã tham gia sử dụng NHCN “Bún bò Huế”, tại đây bất cứ ai cũng có quyền truy cập nhằm tìm hiểu và đề xuất các ý kiến nhƣ yêu cầu tham gia đánh giá chất lƣợng nhƣ thế nào hay có phản hồi về việc sử dụng NHCN qua một thời gian sử dụng. Từ đó việc quản lý đƣợc cụ thể, dễ dàng cũng nhƣ đối với việc kinh doanh của cơ sở “Bún bò Huế” đƣợc mở rộng hơn. Ngoài ra có thể xây dựng chiến

511

lƣợc hỗ trợ liên kết với các dịch vụ giao hàng trực tuyến của GrabFood, Now, Foody… tiếp cận đa dạng nhiều loại khách hàng hơn trƣớc.

Thứ tư, xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng NHCN “Bún bò Huế” trong hoạt động

quảng bá truyền thông: có thể triển khai tổ chức các cuộc thi sáng tạo logo (biểu trƣng), Slogan (khẩu hiệu) cho NHCN “Bún bò Huế” để thực hiện chiến dịch, xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm rộng rãi. Cập nhật thông tin thƣờng xuyên, liên tục tại Website, Fanpage chính thống giới thiệu đầy đủ thông tin cần thiết về NHCN “Bún bò Huế”. Có các hoạt động tuyên truyền về NHCN “Bún bò Huế”, kích cầu tham gia sử dụng bằng việc phối hợp với Sở Thông tin truyền thông tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng các chƣơng trình với nội dung chính là lợi ích tham gia sử dụng NHCN, hỗ trợ đăng ký, quảng bá, khai thác, kinh doanh, đảm bảo chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng một bát bún bò Huế có logo nhãn hiệu thay bằng sử dụng một bát bún bò truyền thống.

4. Kết luận

Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế mang đậm bản sắc văn hóa Huế và cũng là một trong số các món ăn đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc bảo hộ tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh dƣới dạng NHCN. Công tác quản lý NHCN “Bún bò Huế” ở thành phố Huế thời gian qua đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực, đáng khích lệ góp phần tăng hiệu suất danh tiếng cho sản phẩm. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, sử dụng hiện hành vẫn tồn tại một số hạn chế, vƣớng mắc, bất cập nhất định. Dựa trên các phƣơng pháp khảo sát, thu thập tài liệu, phân tích, lập luận các vấn đề liên quan đến quản lý NHCN “Bún bò Huế” ở thành phố Huế đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phát triển NHCN “Bún bò Huế” trong tƣơng lai. Nhóm tác giả hy vọng bài viết đã đem lại một phần nhỏ giá trị tham khảo, gợi mở góp phần xây dựng vào các chính sách quy chế mới phù hợp với thời đại nâng cao chất lƣợng thƣơng hiệu của sản phẩm là tài sản trí tuệ có tiếng của địa phƣơng.

512

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đức Quang, Cần nhân rộng nhãn hiệu Bún bò Huế, https://baothuathienhue.vn/can- nhan-rong-nhan-hieu-bun-bo-hue-a54653.html, truy cập ngày 27/8/2021.

2. Nguyên Hân, Thương hiệu đặc sản của Tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp nhãn hiệu

chứng nhận “Bún Huế, hình”,

https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&tc=10481, truy cập ngày 27/8/2021. 3. Nhật Linh, Bún bò Huế: cấp nhãn hiệu sau những phản ứng, https://tuoitre.vn/cap- nhan-hieu-bun-bo-hue-cho-54-quan-1245739.htm, truy cập ngày 27/8/2021.

4. Quốc hội Việt Nam (2019), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009; 2019).

5. Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 13/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố địa danh, qua nghiên cứu khả năng bảo hộ đối với “Cơm hến Huế” (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)