Gia công chuẩn bị phôi.

Một phần của tài liệu Phân tích, xác định phôi, trình tự gia công, chuẩn và sai số gá đặt khi chế tạo chi tiết (Trang 33 - 37)

- Với bề mặt 1 là mặt phẳng, ngoài ra còn cần khoan 2 lỗ chống tâm 2 đầu nên ta có thể gia công trên máy phay hoặc máy tiện Tuy nhiên đây phôi là phôi tròn nên khi gá trên máy

2.6.3. Gia công chuẩn bị phôi.

+ Quá trình này phụ thuộc vào bảng chấy công việc, dạng sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của nơi sản xuất.

+ Quá trình chuẩn bị phôi được tiến hành tại xưởng riêng hoặc phân xưởng gia công phôi với các thiết bị chuyên dùng.

Bước 1: Cắt bavia, đậu rót, đậu ngót.

- Bavia của dập thể tích thì được cắt ngay trên khuôn, làm sạch bằng búa, đục hoặc máy mài tay.Tùy vào kích thước mà ta có thể cắt đậu ngót đậu rót, bằng máy hàn, búa tay,…

Bước 2: Làm sạch phôi.

- Loại bỏ cát, cát cháy hoặc các vảy oxit trên bề mặt phôi, để hạn chế mòn dao trong lần cắt gọt tiếp theo. Vì chi tiết có số lượng lớn nên ta dùng các máy chuyên dùng để làm sạch phôi.

Hình 39: Làm sạch phôi (Nguồn: internet)

Bước 3: Cắt phôi

- Dùng cưa tay hoặc các máy chuyên dùng, cưa máy, cưa đĩa, đĩa mài, máy tiện, máy cắt dây, bắn điện,…

Hình 40: Máy cắt phôi G7016 (Nguồn: internet)

Bước 4: Ủ phôi

- Đối với gia công bằng áp lực do xuất hiện hiện tượng biến cứng và biến dạng dẻo, làm cho tính dẻo của vật liệu giảm, tăng độ cứng bề mặt. Các phôi sẽ được ủ để giảm độ cứng tăng tính dẻo để dễ dàng gia công cắt gọt.

- Tùy thuộc vào đặc tính củ thép ta có thể chọn nhiệt độ ủ thích hợp.

Hình 41: Quá trình ủ phôi (Nguồn: internet)

Bước 5: Nắn phôi

- Để đảm bảo lượng dư phân bố đều ta cần phải nắm phôi trước các công đoạn cắt gọt.

Hình 42: Mô phỏng quá trình nắn phôi (Nguồn: internet)

Tùy vào hình dạng chi tiết mà ta đưa ra các phương pháp nắn chi tiết khác nhau trên các loại máy khác nhau

- Kết hợp với các loại đồ gá đơn giản để tiến hành nắn phôi

- Dùng các loại máy như: máy ép thủy lực, máy ép ma sát, máy ép kiểu vít hoặc các loại máy nắn chuyên dùng.

- Tùy vào phương pháp sản xuất mà ta cũng có thể lựa chọn cách nắn phôi.

Bước 6: Gia công phá

- Mục đích của bước này là loại bỏ đi lớp vỏ ngoài của các loại phôi có bề mặt quá xấu (Rổ, biến cứng,…) hoặc các sai lệch quá lớn, co khuyết tật.

- Máy dùng để gia công phá không cần độ chính xác cao, nhưng cần có công suất lớn, độ đứng vững cao để năng suất cao.

- Với sản lượng lớn nên sử dụng các máy chuyên dùng có ở phân xưởng chuẩn bị phôi.

Hình 43: Quá trình gia công phá chi tiết (Nguồn: internet)

Bước 7: Gia công lỗ tâm

- Tùy thuộc vào loại chi tiết mà ta có thể gia công lỗ tâm.

- Dùng để định vị chi tiết dạng trục trong nhiều lần gá hoặc nhiều lần nguyên công khác nhau.

- Được dùng để làm chuẩn trong gia công và còn dùng để làm chuẩn trong quá trình kiểm tra sau này.

Hình 44: Mô phỏng quá trình gia công lỗ tâm (Nguồn: internet)

Một phần của tài liệu Phân tích, xác định phôi, trình tự gia công, chuẩn và sai số gá đặt khi chế tạo chi tiết (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w