Gói nới lỏng định lượng (QE)

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỸ (FED) TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008 (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu bài tiểu luận

3.3.3 Gói nới lỏng định lượng (QE)

Vì chính sách tiền tệ mở rộng thông thường không còn phát huy tác dụng ở mức lãi suất gần zero, FED đã chuyển sang các giải pháp kích thích phi truyền thống bằng cách dùng ba gói nới lỏng định lượng (QE) để mua lại tài sản quy mô lớn; bao gồm chứng khoán kho bạc (treasury securities), các khoản nợ của các công ty của chính phủ liên bang và nợ của các công ty mà chính phủ bảo lãnh (agency debt, sau đây tạm gọi là nợ của các công ty tài chính liên quan chính phủ) và chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản thế chấp (MBS) bắt đầu từ năm 2009.

Sau khi cơ bản thoát khỏi khủng hoảng, FED tiếp tục đưa ra nhiều chính sách để khôi phục và phát triển kinh tế Mỹ. Tháng 8/2010, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Bernanke đưa ra Chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 2 (QE2) trị giá 600 tỷ USD, chương trình này khởi động vào ngày 11/12/2010, mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho đến tháng 6/2011. Ý tưởng đằng sau QE2 là FED sẽ bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế bằng cách mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ từ các ngân hàng. Việc làm này sẽ giúp các ngân hàng có thêm tiền mặt để cho vay và đẩy lãi suất dài hạn giảm xuống, như vậy sẽ khuyến khích các công ty đi vay và đầu tư vào nhà máy, thiết bị và thuê nhân công. QE2 đã đem lại những thành công cho nước Mỹ như: trên thị trường chứng khoán, chỉ số Nasdaq đã tăng 29%, S&P 500 tăng 25% và Dow Jones tăng 24%; đối với giới doanh nhân Mỹ, không chỉ giá cổ phiếu tăng, lợi nhuận cũng từ từ tăng theo, hơn nữa các công ty còn nhận được khoản vay nhiều chưa từng có mà lãi suất lại thấp kỉ lục kể từ những năm 1940 của thế kỉ trước;…Tuy nhiên, giá hàng hóa cũng tăng, tác động đến người tiêu dùng khi họ phải chi nhiều tiền hơn cho lương thực và nhiên liệu, dẫn đến lạm phát tiêu dùng của Mỹ tăng lên 3,6%, chưa tính tới giá thuê nhà – yếu tố chiếm 40% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – đang leo thang mạnh. Thị trường Mỹ cũng không khởi sắc là mấy với QE2, các doanh nghiệp Mỹ vẫn nắm giữ tiền mặt, tốc độ tăng thu nhập không đủ bù lạm phát, GDP Mỹ chỉ tăng 1,9%, còn tỷ lệ thất nghiệp kẹt ở 9,1%. Ngoài ra, chương trình này cũng tác động xấu đến đồng USD, thị trường nhà đất,… Không chỉ vậy, Chủ tịch FED Bernanke còn tuyên bố Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ duy trì chính sách lãi suất siêu thấp từ 0%-0.25% đến giữa năm 2013. Với chính sách này, Fed kỳ vọng sẽ khôi phục niềm tin của thị trường, kích thích người Mỹ tăng chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế. Sau khi QE2 kết thúc, gần đây nhất, FED đã công bố chương trình kích thích kinh tế 400 tỷ USD. Với chương trình này, Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ mua chứng khoán kho bạc Mỹ 13 lần một tháng và bán nợ chính phủ Mỹ đang giữ 6 lần theo kế hoạch giảm chi phí vay thông qua việc đổi 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn thành trái phiếu dài hạn (Operation Twist). Theo thông báo từ Ngân hàng dự trữ New York, Fed sẽ bán 8 - 9 tỷ USD trái phiếu kho bạc danh nghĩa 5 lần/tháng trong mỗi lần thực hiện và 1 - 1,5 tỷ USD các chứng khoán chống lạm phát kho bạc (TIPS) trong mỗi lần điều hành hoạt động. FED sẽ mua trái phiếu kho bạc 12 lần/tháng và TIPS 1 lần mỗi tháng. Mục đích là nhằm hạ thấp lãi suất đối với mọi khoản vay từ vay thế chấp đến vay vốn sinh viên, qua đó khuyến khích người

tiêu dùng và doanh nghiệp vay mượn và chi tiêu, ngăn chặn suy thoái và hỗ trợ phát triển kinh tế.

Gói QE3 kết thúc vào tháng 12/2014 với kết quả quy mô bảng cân đối tài sản của Fed lên đến 4,5 nghìn tỷ USD - gấp hơn năm lần quy mô tiền khủng hoảng. Kết thúc gói QE cũng đồng nghĩa bắt đầu cho thời kỳ bình thường hóa chính sách tiền tệ. Thay cho việc bình thường hóa chính sách tiền tệ bằng cách bán ra tài sản để giảm quy mô bảng cân đối tài sản của mình, FED đã chọn tăng lãi suất và chọn duy trì quy mô của bảng cân đối tài sản hiện hành. Cụ thể là thông qua việc tăng lãi suất Fed trả cho các ngân hàng thương mại căn cứ vào dự trữ ký gửi ở FED và nghiệp vụ reverse repos.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỸ (FED) TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w