Ma trận SWOT kết hợp

Một phần của tài liệu 2020 TIỂU LUẬN MAKETING căn bản. 9.5 ĐIỂM (Trang 25)

4.2.2.1. Chiến lược SO

Chiến lược tập trung mở rộng xuất khẩu:

Với sự có mặt trên 80 quốc gia thì sản phẩm của VIFON đã có được một thị trường khá lớn kết hợp với thị trường được mở rộng, chính phủ các nước mở cửa giúp cho việc trao đổi cũng như là xuất khẩu sang các quốc gia thuận lợi hơn và tốt hơn. Từ

- Công nghệ sản xuất khép kín, hiện đại.

- Quan hệ bền vững với đối tác. - Đội ngũ nhân viên có trình độ, có

kinh nghiệm.

- Có chính sách xã hội, chính sách động viên nhân viên tốt.

16

đó xây dựng mối quan hệ hợp tác để cùng có lợi và đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chiến lược nâng cao chất lượng:

Việc phát triển các sản phẩm xanh, sạch ngày nay bùng nổ phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Các tổ chức, công ty tập đoàn trên mọi lĩnh vực đều đưa ra hoặc thực hiện các chương trình nhắm tới chủ đề này. Ở nước ta, nhiều vụ việc gây ô nhiễm kéo dài trong khoảng thời gian rất dài đã ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và tới sức khỏe của người dân. Nắm được xu thế đó, VIFON đã xây dựng hệ thống máy móc tiên tiến và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình. Việc đầu tư như vậy sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp về thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, đồng thời VIFON cũng đạt chứng chỉ IFS cho nhà xưởng Mì – chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu. Từ đó được sự tin cậy khá lớn của người tiêu dùng.

Chiến lược chính sách cho người lao động

Việc đáp ứng và có chính sách đãi ngộ cho nhân viên trong công ty cũng là nên một tinh thần - văn hóa doanh nghiệp đoàn kết, cơ sở hạ tầng với tình hình chính trị nước ta hiện nay lại là một điểm cộng cho sự an toàn cho nhân viên an tâm làm việc. Góp phần và cống hiến cho doanh nghiệp ngày càng thành công hơn.

4.2.2.2. Chiến lược ST

Chiến lược giá:

Với vị thế là một công ty đầu ngành, có lợi thế về tài chính, thương hiệu, kênh phân phối, cũng như là công nghệ tiên tiến nên đã giảm được một số chi phí đáng kể về giá đối với các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước, duy trì mức tăng giá ổn định để không làm ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng.

Một nhà máy sản xuất hiện đại VIFON đã đáp ứng hệ thống kiểm định của Nhà nước và sự thay đổi cập nhật các máy móc cho một quy trình sản xuất khép kín giúp cho doanh nghiệp có được sự cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp khác. Đề xuất đưa nhân viên đi đào tạo, kiểm tra - đánh giá các khâu sản xuất, phải đúng với quy chuẩn chất lượng nhà nước và thế giới. Phải đảm bảo kỹ lưỡng chặt chẽ cho từng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

17

4.2.2.3. Chiến lược WO

Chiến lược thâm nhập thị trường:

Đẩy mạnh các hoạt động Marketing vào thị trường cả nước và nước ngoài. VIFON cần tăng cường quảng cáo các sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông để tăng mức độ nhận biết và sự trung thành của khách hàng tại khu vực này thông qua các công cụ sau: Marketing và bán hàng trực tiếp: sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liên lạc gián tiếp để thông tin cho khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng tại khu vực này về những chương trình, thông tin khuyến mãi của công ty đồng thời tăng cường lực lượng Sales thị trường bán lẻ như tạp hóa, các đại lý, siêu thị…nhằm tạo mối quan hệ tốt giữa khách hàng đối với sản phẩm của công ty nhằm tăng lượng tiêu thụ

Chiến lược kích thích tiêu thụ:

Người tiêu dùng ngày càng khó tính trong việc chọn lựa một thương hiệu để sử dụng và tin dùng. Thì việc mà doanh nghiệp có những sản phẩm được bán được nhiều và có những sản phẩm doanh nghiệp có doanh thu thấp là điều không thể tránh khỏi. Chiến lược cho hoạt động này chính là cần phải thay đổi phương án tiếp cận với khách hàng, đề ra những phương án tốt hơn. Nước ta đang ở thời đại công nghệ nên việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng hiện nay rất là nhanh và đáp ứng tính nhu cầu của họ. Tính tiện lợi và thuận tiện sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm đó hơn.

Chiến lược quản lý doanh nghiệp

Với hoạt động phân phối khá lớn trên thị trường nội địa và nước ngoài thì cần phải kết hợp với các bộ phận – liên hệ chặt chẽ với nhau để hỗ trợ lẫn nhau về công tác quản lý nhân lực, sản phẩm, tài chính của doanh nghiệp. Nên áp dụng các công cụ công nghệ vào việc kiểm tra và đánh giá số liệu.

4.2.2.4. Chiến lược WT

Chiến lược thích ứng:

Với thời điểm hiện tại thì hoạt động marketing cho doanh nghiệp giúp cho việc quảng bá được sản phẩm cũng như là thương hiệu tới với người tiêu dùng nhanh hơn và độ phủ rộng hơn. Có rất nhiều cách thức tạo nên một chiến dịch cho doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng làm được. Vì thế hãy lên kế hoạch tiếp cận khách hàng với

18

chiến dịch khác biệt thấu hiểu khách hàng và biết khách hàng cần gì hiện tại và điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ làm cho các đối thủ phải “ngả mũ” trước sự thành công và chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Chiếc lược quảng cáo có hiệu quả

Nhiều đối thủ - nhiều sản phẩm, đó chính là vấn đề đau đầu của tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên thì với thương hiệu đã được bảo trợ và có hoạt động lâu năm như VIFON thì sự cạnh tranh với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực và chung một sản phẩm thì VIFON tự tin “nhỉnh hơn” các doanh nghiệp khác. Vì thế các phòng ban và các bộ phận luôn luôn phải ở trong tình trạng sẵn sàng phân tích đối thủ, học hỏi và nghiên cứu thị trường để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh so với đối thủ. Từ đó sẽ tiếp cận được khách hàng nhiều hơn lợi nhuận đem lại cho công ty lớn hơn.

19

CHƯƠNG 5: MỤC TIÊU MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU VIFON 5.1. Mục tiêu về khả năng sinh lợi

Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên, cũng là cái đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp không được gọi là hiệu quả nếu kinh doanh không có lãi. Lợi nhuận là "nguồn nuôi" giúp tái sản xuất, mở rộng quy mô dịch vụ bằng cách đa dạng các sản phẩm như phở, mì, gia vị,.... Lợi nhuận giúp trang trải các chi phí hao tổn và cải thiện đời sống công nhân viên. Theo đó đồng thời giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản tài chính đối với nhà nước.

5.2. Mục tiêu tạo thế và lực trong kinh doanh

Mặc dù trong một thời gian dài tập trung cho xuất khẩu nên VIFON bị mất thị phần, nhưng cũng đã kịp nhận ra và quay về để giành lại lợi thế. Cuộc cạnh tranh trong ngành mì ăn liền ngày càng trở nên khó kiểm soát. Do có quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phân khúc thị trường mì "bình dân", khiến cho khu vực này trở thành cuộc cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy, để giảm áp lực cạnh tranh, cũng như tạo ra sản phẩm mới, VIFON đã và đang nhắm đến nhóm các sản phẩm từ gạo như bún, phở, bánh đa cua… và đã thực sự làm chủ được công nghệ sản xuất các mặt hàng này.

Thêm vào đó, VIFON đang là doanh nghiệp duy nhất có công nghệ sản xuất các loại súp như thịt hầm, riêu cua…; có thế mạnh về các loại gia vị tương ớt, lắc rắc, bột canh… nên khả năng cạnh tranh khá tốt và "đe dọa" đến thị phần của đối thủ.

Trên thị trường bao giờ cũng có những nhân tố chống lại sự độc quyền. Nhưng bằng những thủ đoạn thì các doanh nghiệp vẫn mong muốn sự độc quyền, chính điều này đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

5.3. Tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cào thì càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn. Tỷ lệ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm VIFON theo thống kê thấp hơn so với đối thủ là Vina Acecook. Đây là điểm bất lợi rất lớn của thương hiệu

20

VIFON.Vì vậy công ty đã và đang triển khai nhiều chiến dịch Marketing nhằm tăng mức độ nhận dạng thương hiệu lâu đời của mình.

CHƯƠNG 6: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

6.1 Phân khúc thị trường

6.1.1. Phân khúc thị trường theo địa lý

Các sản phẩm của Vifon phân phối rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên thị trường chính các sản phẩm hướng đến là các thành phố, thị xã lớn trong nước và nước ngoài vì đây là thị trường hấp dẫn, mật độ dân số cao, thu nhập trung bình cao. Ngoài ra tại các thành phố lớn do đặc tính công việc khiến nhu cầu ăn nhanh ngày càng phổ biến.

6.1.2. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học 6.1.3. Phân đoạn thị trường theo tâm lý 6.1.3. Phân đoạn thị trường theo tâm lý

6.1.4. Phân đoạn thị trường theo hành vi 6.2 Thị trường mục tiêu 6.2 Thị trường mục tiêu

6.2.1 Khái niệm

Thị trường mục tiêu (target market): là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong phần thị trường này để họ trở thành khách hàng trung thành của mình.

6.2.2. Đặc tính của thị trường mục tiêu

Các thị trường mục tiêu là các nhóm người được chia ra bởi các phân khúc thị trường phân biệt và có thể nhìn thấy rõ như:

21

+ Sự phân khúc về kinh tế xã hội và nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, giáo dục, quy mô hộ gia đình, vị trí trong vòng đời của gia đình). + Sự phân khúc về tâm lý tiêu dùng (thái độ giống nhau, giá trị và lối sống). + Sự phân khúc về hành vi tiêu dùng (dịp mua, mức độ trung thành, lợi ích khi

mua hàng, mức sử dụng).

+ Sự phân khúc liên quan đến sản phẩm (mối quan hệ đối với một sản phẩm).

Các chiến lược Marketing trong thị trường mục tiêu:

+ Marketing không phân biệt: một chiến dịch marketing tổng thể bỏ qua sự khác nhau giữa các phân khúc thị trường và chỉ bán một mặt hàng dành cho tất cả mọi người. Ý tưởng của chiến dịch marketing không phân biệt là truyền đạt một hình ảnh hảo hạng về thương hiệu đến càng nhiều khách hàng càng tốt.

+ Marketing phân biệt: Doanh nghiệp quyết định hoạt động trên nhiều phân khúc thị trường và tung ra nhiều sản phẩm để đáp ứng từng thị trường khác nhau. Ưu điểm của chiến lược marketing này là thường đưa lại doanh số cao hơn nhưng dễ làm tăng chi phí kinh doanh bao gồm: Chi phí cải tiến sản phẩm, sản xuất; marketing dự trữ.

+ Marketing tập trung: Thông qua marketing tập trung, doanh nghiệp sẽ giành được một vị trí vững chắc trong thị trường nhỏ nhờ hiểu biết được nhu cầu - mong muốn - đòi hỏi của nhóm khách hàng trong thị trường đó. Tuy nhiên, hình thức marketing này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì các khách hàng tiềm năng có thể thay đổi ý định hoặc các doanh nghiệp khác có thể xâm nhập và cạnh tranh trong các phân khúc thị trường nhỏ.

6.2.3 Thị trường mục tiêu của Vifon

Sản phẩm của công ty hướng đến hai thị trường chính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Ở thị trường nội địa, công ty VIFON đã lựa chọn thị trường theo chính sách bao phủ thị trường và phân thành các khu vực thị trường với các sản phẩm khác nhau như: thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thị trường khu vực miền Đông Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực duyên hải miền Trung, thị trường phía Bắc,...

22

Ở thị trường xuất khẩu, từ năm 1993, công ty đã bắt đầu phát triển thị trường sang Đông Âu, hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở 80 nước trên thế giới như Ba Lan, Nga, Mỹ, Đức, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, Malaysia,…

CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P CỦA VIFON CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING 4C CỦA VIFON

23

CHƯƠNG 9: PHÂN TÍCH MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỚI - SNACK MÌ VIFON

9.1. Tổng quan về sản phẩm

Vào ngày ngày 21/12/2019, công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (VIFON) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Snack Mì Vifon tại TP.HCM.

Các loại: Snack Mì Vifon hiện có 3 vị: Hải sản chua cay, Phô mai và Bò nướng. Khối

lượng 40g mỗi gói,

Quy cách đóng gói: 24 gói/thùng.

Phân phối: Sản phẩm được phân phối tại các kênh thương mại điện tử, chợ, siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc.

Hương vị: Snack Mì Vifon có sợi mì giòn, xốp, vị đậm đà, hương thơm đặc trưng

được làm từ những nguyên liệu chọn lọc, quy trình sản xuất hiện đại, nghiêm ngặt.

Cách sử dụng: Snack Mì Vifon được sử dụng để ăn trực tiếp, không cần qua chế biến

nên rất tiện lợi, có thể dùng mọi lúc, mọi nơi, phù hợp mọi lứa tuổi. Bao bì sản phẩm thiết kế sinh động, bắt mắt cùng đường răng cưa đối xứng, dễ dàng xé mở khi sử dụng. Kiên định phương châm bảo vệ sức khỏe người dùng, Snack Mì Vifon hoàn toàn không sử dụng phẩm màu tổng hợp.

9.2. Hành vi khách hàng

9.2.1. Yếu tố xã hội

Do được tiêu thụ chủ yếu bởi giới trẻ có xu hướng tụ tập thành các nhóm nên các sản phẩm như snack mì VIFON thường được giới thiệu thông qua truyền miệng, nhìn thấy người quen sử dụng, được dùng thử thông qua việc người sử dụng chia sẻ với những người khác.

9.1.2. Yếu tố cá nhân

- Đối với các sản phẩm snack nói chung và snack mì VIFON nói riêng thì các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới quyết định mua hàng là “Tuổi tác” và “Lối sống”:

- Tuổi tác: Tệp khách hàng chính của sản phẩm snack mì VIFON nói riêng và các loại snack nói chung là giới trẻ với thói quen tiêu thụ đồ ăn vặt ở hầu hết các trường hợp

24

như gặp mặt, làm việc, những lúc rảnh rỗi, buồn chán dẫn đến “buồn mồm”, … Khác với nhóm có lứa tuổi lớn hơn thích những món ăn có chất lượng cao hơn hoặc được phục vụ ở những địa điểm cố định hơn.

- Lối sống: sản phẩm snack thường có ít chất dinh dưỡng nhưng lại nhiều đường và dầu mỡ khiến cho việc tiêu thụ những sản phẩm này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

9.2.3. Yếu tố tâm lý

- Theo thang bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu sinh lý mà rõ hơn là nhu cầu ăn uống cần được đáp ứng trước tiên, là tiên quyết cho những nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên ở thời đại hiện nay khi mà ăn uống phần lớn dễ dàng được đáp ứng thì nhu cầu này trở nên ít cấp thiết.

- Để nhắc nhở về nhu cầu này và tạo ra động cơ thực hiện hành vi mua hàng, snack thường được trưng bày trực quan ở những nơi mua sắm như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, … cùng bao bì bắt mắt để thu hút khách hàng.

- Bên cạnh đó, snack còn có thể là công cụ giúp đáp ứng nhu cầu tình cảm và thuộc về của người sử dụng. Như đã trình bày ở trên, snack thường được chia sẻ khiến cho nó có vai trò kết nối những người sử dụng.

Một phần của tài liệu 2020 TIỂU LUẬN MAKETING căn bản. 9.5 ĐIỂM (Trang 25)