6.1.3. Phân đoạn thị trường theo tâm lý
6.1.4. Phân đoạn thị trường theo hành vi 6.2 Thị trường mục tiêu 6.2 Thị trường mục tiêu
6.2.1 Khái niệm
Thị trường mục tiêu (target market): là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong phần thị trường này để họ trở thành khách hàng trung thành của mình.
6.2.2. Đặc tính của thị trường mục tiêu
Các thị trường mục tiêu là các nhóm người được chia ra bởi các phân khúc thị trường phân biệt và có thể nhìn thấy rõ như:
21
+ Sự phân khúc về kinh tế xã hội và nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, giáo dục, quy mô hộ gia đình, vị trí trong vòng đời của gia đình). + Sự phân khúc về tâm lý tiêu dùng (thái độ giống nhau, giá trị và lối sống). + Sự phân khúc về hành vi tiêu dùng (dịp mua, mức độ trung thành, lợi ích khi
mua hàng, mức sử dụng).
+ Sự phân khúc liên quan đến sản phẩm (mối quan hệ đối với một sản phẩm).
Các chiến lược Marketing trong thị trường mục tiêu:
+ Marketing không phân biệt: một chiến dịch marketing tổng thể bỏ qua sự khác nhau giữa các phân khúc thị trường và chỉ bán một mặt hàng dành cho tất cả mọi người. Ý tưởng của chiến dịch marketing không phân biệt là truyền đạt một hình ảnh hảo hạng về thương hiệu đến càng nhiều khách hàng càng tốt.
+ Marketing phân biệt: Doanh nghiệp quyết định hoạt động trên nhiều phân khúc thị trường và tung ra nhiều sản phẩm để đáp ứng từng thị trường khác nhau. Ưu điểm của chiến lược marketing này là thường đưa lại doanh số cao hơn nhưng dễ làm tăng chi phí kinh doanh bao gồm: Chi phí cải tiến sản phẩm, sản xuất; marketing dự trữ.
+ Marketing tập trung: Thông qua marketing tập trung, doanh nghiệp sẽ giành được một vị trí vững chắc trong thị trường nhỏ nhờ hiểu biết được nhu cầu - mong muốn - đòi hỏi của nhóm khách hàng trong thị trường đó. Tuy nhiên, hình thức marketing này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì các khách hàng tiềm năng có thể thay đổi ý định hoặc các doanh nghiệp khác có thể xâm nhập và cạnh tranh trong các phân khúc thị trường nhỏ.
6.2.3 Thị trường mục tiêu của Vifon
Sản phẩm của công ty hướng đến hai thị trường chính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Ở thị trường nội địa, công ty VIFON đã lựa chọn thị trường theo chính sách bao phủ thị trường và phân thành các khu vực thị trường với các sản phẩm khác nhau như: thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thị trường khu vực miền Đông Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực duyên hải miền Trung, thị trường phía Bắc,...
22
Ở thị trường xuất khẩu, từ năm 1993, công ty đã bắt đầu phát triển thị trường sang Đông Âu, hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở 80 nước trên thế giới như Ba Lan, Nga, Mỹ, Đức, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, Malaysia,…
CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING 4P CỦA VIFON CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING 4C CỦA VIFON
23
CHƯƠNG 9: PHÂN TÍCH MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MỚI - SNACK MÌ VIFON
9.1. Tổng quan về sản phẩm
Vào ngày ngày 21/12/2019, công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (VIFON) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Snack Mì Vifon tại TP.HCM.
Các loại: Snack Mì Vifon hiện có 3 vị: Hải sản chua cay, Phô mai và Bò nướng. Khối
lượng 40g mỗi gói,
Quy cách đóng gói: 24 gói/thùng.
Phân phối: Sản phẩm được phân phối tại các kênh thương mại điện tử, chợ, siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc.
Hương vị: Snack Mì Vifon có sợi mì giòn, xốp, vị đậm đà, hương thơm đặc trưng
được làm từ những nguyên liệu chọn lọc, quy trình sản xuất hiện đại, nghiêm ngặt.
Cách sử dụng: Snack Mì Vifon được sử dụng để ăn trực tiếp, không cần qua chế biến
nên rất tiện lợi, có thể dùng mọi lúc, mọi nơi, phù hợp mọi lứa tuổi. Bao bì sản phẩm thiết kế sinh động, bắt mắt cùng đường răng cưa đối xứng, dễ dàng xé mở khi sử dụng. Kiên định phương châm bảo vệ sức khỏe người dùng, Snack Mì Vifon hoàn toàn không sử dụng phẩm màu tổng hợp.
9.2. Hành vi khách hàng
9.2.1. Yếu tố xã hội
Do được tiêu thụ chủ yếu bởi giới trẻ có xu hướng tụ tập thành các nhóm nên các sản phẩm như snack mì VIFON thường được giới thiệu thông qua truyền miệng, nhìn thấy người quen sử dụng, được dùng thử thông qua việc người sử dụng chia sẻ với những người khác.
9.1.2. Yếu tố cá nhân
- Đối với các sản phẩm snack nói chung và snack mì VIFON nói riêng thì các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới quyết định mua hàng là “Tuổi tác” và “Lối sống”:
- Tuổi tác: Tệp khách hàng chính của sản phẩm snack mì VIFON nói riêng và các loại snack nói chung là giới trẻ với thói quen tiêu thụ đồ ăn vặt ở hầu hết các trường hợp
24
như gặp mặt, làm việc, những lúc rảnh rỗi, buồn chán dẫn đến “buồn mồm”, … Khác với nhóm có lứa tuổi lớn hơn thích những món ăn có chất lượng cao hơn hoặc được phục vụ ở những địa điểm cố định hơn.
- Lối sống: sản phẩm snack thường có ít chất dinh dưỡng nhưng lại nhiều đường và dầu mỡ khiến cho việc tiêu thụ những sản phẩm này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
9.2.3. Yếu tố tâm lý
- Theo thang bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu sinh lý mà rõ hơn là nhu cầu ăn uống cần được đáp ứng trước tiên, là tiên quyết cho những nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên ở thời đại hiện nay khi mà ăn uống phần lớn dễ dàng được đáp ứng thì nhu cầu này trở nên ít cấp thiết.
- Để nhắc nhở về nhu cầu này và tạo ra động cơ thực hiện hành vi mua hàng, snack thường được trưng bày trực quan ở những nơi mua sắm như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, … cùng bao bì bắt mắt để thu hút khách hàng.
- Bên cạnh đó, snack còn có thể là công cụ giúp đáp ứng nhu cầu tình cảm và thuộc về của người sử dụng. Như đã trình bày ở trên, snack thường được chia sẻ khiến cho nó có vai trò kết nối những người sử dụng.
- Snack mì VIFON xuất thân từ sản phẩm mì VIFON, đây có thể coi là thương hiệu lâu đời và có chỗ đứng trên thị trường, điều này khiến cho khách hàng có nhận thức về chất lượng của sản phẩm tương tự như mì VIFON nhưng thêm vào những đặc tính tiện lợi hơn, rẻ hơn, dễ sử dụng hơn. Đồng thời nhận thức cũng tự bóp méo theo ý riêng của khách hàng gây tò mò về sự khác nhau của snack mì VIFON và mì VIFON.
9.3. Phân tích Marketing 4P đối với sản phẩm Snack VIFON 9.4. Phân tích Marketing 4P đối với sản phẩm Snack VIFON 9.4. Phân tích Marketing 4P đối với sản phẩm Snack VIFON
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Đình Quyền, Trần Thị Ý Nhi, Võ Thị Ngọc Trinh (2020). Giáo trình marketing căn bản. Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật
[2] Phạm Văn Chững (2019). Thống kê ứng dụng. Nhà xuất bản ĐHQG TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật
[3] Vifon, T. C. (2020). Danh mục sản phẩm, truy cập ngày 02/12/20 <https://vifon.com.vn/vn/san- pham.html>
[4] Vifon, T. C. (2018).Vifon đã xác lập kỷ lục “Tô phở bò ăn liền lớn nhất thế giới”, truy cập ngày 02/12/2020, <http://vifon.com.vn/pho-dai-su-am-thuc-viet-vang-danh-the-gioi/>
[5] (2014). Thị trường mì ăn liền: Cuộc chiến tỷ đô, Diễn đàn doanh nghiệp
(https://www.brandsvietnam.com/4665-Thi-truong-mi-an-lien-Cuoc-chien-ty-do
[6] (2020). Các cấp chiến lược và các loại chiến lược, Luận Văn Việt, truy cập ngày 03/12/2020, <https://luanvanviet.com/cac-cap-chien-luoc-va-cac-loai-chien-luoc/>
[7] Trinh Nguyễn (2017) Thiên đường ẩm thực đường phố, Báo điện tử Thanh Niên. Truy cập ngày 01/12/2020,
<https://thanhnien.vn/van-hoa/thien-duong-am-thuc-duong-pho-823907.html.> [8] (2020). Dấu ấn Vifon, Báo điện tử Người lao động, truy cập ngày 05/12/2020. <https://nld.com.vn/kinh-te/dau-an-vifon-20200428174052709.htm>
[9] (2018), ‘Tăng trưởng tín dụng gần lấp đầy chỉ tiêu’, Báo điện tử CafeF, truy cập ngày 05/12/2020, <http://s.cafef.vn/otc/VIFON-ctcp-ky-nghe-thuc-pham-viet-nam.chn>.
[10] (2019), Phân tích PEST (PEST Analysis) là gì? Các yếu tố trong PEST, Báo điện tử Vietnambiz, truy cập ngày 05/12/2020,
<https://vietnambiz.vn/phan-tich-pest-pest-analysis-la-gi-cac-yeu-to-trong-pest- 20190918171500503.htm>
[11] Nguyen Trung (2020). Vietnam remains a top five instant noodles consumer, Readtoolead, truy cập ngày 06/12/2020,
<https://readtoolead.com/vietnam-remains-a-top-five-instant-noodles-consumer/>
[12] Nguyễn Văn Út (2009). Luận văn thạc sĩ, “Giải pháp xây dựng thương hiệu Vifon”, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
26
27
PHỤ LỤC B: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ SNACK VIFON
Gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid LGB T 10 2.9 2.9 2.9 Nam 68 20.0 20.0 22.9 Nu 262 77.1 77.1 100.0 Total 340 100.0 100.0 Biểu đồ B.1 Tỷ lệ giới tính
Nhận xét: Thông qua kết quả thống kê khảo sát giới tính sử dụng snack Vifon, nữ chiếm
hơn hai phần ba của tổng số. Cho thấy được khách hàng tiềm năng của snack nói chung và snack Vifon nói riêng là nữ. Qua đó cho thấy được các chuyên gia marketing của Vifon cần phải nắm và hiểu rõ được sở thích của phân khúc khách hàng nữ, để có thể thu hút và tăng lượng sản phẩm được bán ra.
28
Biểu đồ B.2 Độ tuổi
Nhận xét: Thông qua kết quả thống kê của khảo sát độ tuổi của khách hàng sử dụng
snack. Kết quả thu được tập trung ở độ tuổi 18, cho thấy được thực tế để có thể tiếp cận khách hàng ở nhóm tuổi càng cao là rất khó, vì nhu cầu của họ về ăn vặt ngày một ít đi. Thông qua đó, giúp cho snack Vifon xác định được chính xác phân khúc và độ tuổi để có thể đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Biet Snack Vifon thong qua phuong tien
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Ban be 41 32.5 32.5 32.5
Cua hang tien loi 21 16.7 16.7 49.2
Phuong tien truyen
thong 22 17.5 17.5 66.7 Sieu thi 42 33.3 33.3 100.0 Total 126 100.0 100.0 Do tuoi Frequen cy Perce nt Valid Percent Cumulative Percent Vali d 15 2 .6 .6 .6 16 2 .6 .6 1.2 17 12 3.5 3.5 4.7 18 225 66.2 66.2 70.9 19 88 25.9 25.9 96.8 20 8 2.4 2.4 99.1 21 2 .6 .6 99.7 22 1 .3 .3 100.0 Tot al 340 100.0 100.0
29
Nhận xét: Thông qua kết quả thống kê về khách hàng tiếp cận snack Vifon thông qua
các phương tiện đã thu được kết quả rất khách quan phần lớn snack Vifon được tiếp cận trực tiếp thông qua siêu thị và bạn bè. Trên thực tế, siêu thị là phương tiện để các sản phẩm hàng hóa được khách hàng tiếp cận dễ dàng, vì nó có độ tin cậy cao về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Vifon đã thành công thông qua kênh phương tiện siêu thị, bên cạnh đó số liệu thống kê cũng cho thấy cách tiếp cận sản phẩm thông qua bạn bè cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Cho thấy được mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm và họ đã có động thái chia sẻ cho những người thân và bạn bè thưởng thức. Ngày nay với thời đại công nghệ 4.0, Vifon nên chạy theo thời đại phát triển mạnh các chiến lược marketing thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng điển hình là Facebook và Youtube. Đây là hai kênh truyền thông hữu hiệu, với lượt truy cập khổng lồ mỗi ngày ở khắp các lứa tuổi, cho thấy được độ đa dạng của khách hàng tiếp cận đến sản phẩm.
Statistics
Muc gia thuong chi mua Snack
N Valid 340 Missing 0 Mean 6908.83 Median 6000.00 Percentiles 25 5000.00 50 6000.00 75 8000.00
30
Nhận xét: Thông qua kết quả thống kê mức độ chịu chi tiền cho sản phẩm snack là 5000
đồng, đây là mức chi trung bình và hợp lý so với thu nhập của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Ở phân khúc giá 5000 đồng hiện nay ở nước ta có rất nhiều sản phẩm snack để cho khách hàng chọn lựa, đây là một thách thức cũng như cơ hội cho Vifon phát triển và tiếp cận khách hàng.
Muc do hai long ve gia ca
Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 4 3.2 3.3 3.3 2 3 2.4 2.4 5.7 3 7 5.6 5.7 11.4 4 27 21.4 22.0 33.3 5 33 26.2 26.8 60.2 6 49 38.9 39.8 100.0 Total 123 97.6 100.0 Missing Syste m 3 2.4 Total 126 100.0
31
Nhận xét: Thông qua số liệu thống kê của khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về
giá của snack Vifon, được đo trên thang điểm từ 1 đến 6. Kết quả thu được là số điểm tuyệt đối 6 trên 6 điểm, điều này cho thấy được sự hoàn toàn phù hợp với kết quả của câu hỏi khảo sát trước về mức độ chịu chi tiền cho snack. Như kết quả của câu hỏi khảo sát trước, mức độ chịu chi cho sản phẩm snack là 5000 đồng, trên thị trường snack Vifon được bán với mức giá dưới 5000 đồng, đây là một điểm mạnh của snack Vifon trong việc cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác.
Su dung Snack Vifon
Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chu a 208 61.2 61.2 61.2 Roi 132 38.8 38.8 100.0 Tota l 340 100.0 100.0
Nhận xét: Thông qua biểu đồ và số liệu trên cho thấy khi chọn mẫu ngẫu nhiên 340 sinh
viên Kinh tế - Luật, tỉ lệ đã và đang sử dụng snack Vifon chiếm ít hơn một nửa (38.8%). Cho thấy được mức độ tiếp cận và xâm nhập của sản phẩm snack Vifon đến với giới trẻ cụ thể ở đây là phân khúc sinh viên còn rất yếu kém. Thực tế, phân khúc sinh viên rất tiềm năng để có thể tăng cao số lượng sản phẩm được tiêu thụ, ở phân khúc này nhu cầu sử dụng quà vặt rất cao. Vì vậy, Vifon cần tăng cường đẩy mạnh các chiến dịch
32
marketing để tăng khả năng tiếp cận và phát triển phân khúc thị trường sinh viên. Tầng lớp sinh viên là tầng lớp tri thức, nếu Vifon thuyết phục và phát triển được ở phân khúc này, không chỉ giúp Vifon tăng số lượng sản phẩm bán ra mà còn giúp cho Vifon định vị được tên tuổi về chất lượng sản phẩm của mình.
Su dung Snack lam qua an vat
Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Vali d Co 272 80.0 80.0 80.0 Khon g 68 20.0 20.0 100.0 Total 340 100.0 100.0
Nhận xét: Thông qua mẫu khảo sát 340 sinh viên trường đại học Kinh tế - Luật kết quả
thu được 80% trên tổng số 340 đã sử dụng snack làm quà vặt, và số còn lại là 20% chưa sử dụng snack như món ăn quà vặt. Với số liệu thống kê trên, cho thấy được mức độ khả quan của snack nói chung và snack Vifon nói riêng khi xâm nhập và mở rộng ở phân khúc thị trường sinh viên.
De dang chap nhan Snack moi
Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Vali d Co 294 86.5 86.5 86.5 Khon g 46 13.5 13.5 100.0 Total 340 100.0 100.0
33
Nhận xét: Thông qua kết quả thống kê khảo sát về việc dễ dàng chấp nhận snack mới,
kết quả thu được khách hàng có thiên hướng sẽ dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới là 86.5%. Đây là một con số đầy thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất snack nói chung và snack Vifon nói riêng. Vifon cần phải tập trung về chất lượng, giá cả và mức độ truyền thông ổn định để có thể vững vàng trên thị trường đồ snack. Bên cạnh đó, yếu tố xã hội rất quan trọng, nó có tác động tiêu cực hoặc tích cực đối với sản phẩm, bộ phận