3. Giải pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực
3.3.3. Hình thức kỷ luật tích cực đọc sách
- Thời gian thực hiện: Linh hoạt trong ngày, trong tuần và ngày nghỉ
- Không gian thực hiện: Linh hoạt trong hoặc ngoài lớp học; Trong hoặc ngoài trường, ở nhà.
- Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm; học sinh vi phạm nội quy - Cách thức thực hiện: Bao gồm 4 bước
Bước 1:
Ban cán sự lớp thống kê học sinh vi phạm. Tùy theo lỗi vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cho thực hiện hình phạt là đọc sách. Thường những lỗi sau như lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kém…có học lực trung bình, yếu kém.
26
Bước 2:
Giáo viên chủ nhiệm quy định thời gian, tên sách cần đọc; Yêu cầu học sinh tìm đọc, tóm tắt nội dung và giới thiệu cho bạn bè cùng biết.
Đối với học sinh có thái độ vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy, đánh nhau, gây mất đoàn kết trong lớp sẽ đọc những quyển sách theo chủ đề về tình thầy trò, tình bạn hoặc hướng học sinh đến những cuốn sách trong tủ sách ở thư viện nhà trường như: Hạt giống tâm hồn: Giá trị của yêu thương, tấm lòng vàng, quà tặng
cuộc sống, hay một số sách: Tinh hoa xử thế, Nghệ thuật sống, 365 ngày sống, Rèn luyện đức khiêm tốn…
Đối với những học sinh lười học, ngủ hoặc làm việc riêng trong giờ, không soạn và không ghi chép bài đầy đủ, thường xuyên nghỉ học, cúp tiết, tôi hướng học sinh đến những cuốn sách: Khoa học vui, Những bài toán dân gian đố vui, Danh
nhân thế giới, Câu chuyện về các nhà khoa học…
Bước 3:
Giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở
Bước 4:
Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc thực hiện; Khen thưởng những học sinh thực hiện tốt; Động viên, nhắc nhở những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ.
- Kết quả:
+ 100% học sinh được phân công đều tự giác và nghiêm thúc thực hiện. + Tạo thói quen đọc sách
+ Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy giảm đi rõ rệt
- Ý nghĩa:
Biện pháp này là giúp học sinh
+ Hiểu được vai trò, tầm quan trọng của sách, ý nghĩa của việc đọc sách, kích thích ở học sinh khả năng tự đọc, tự học, hình thành ở các em thói quen đọc sách và tra cứu tài liệu
+ Rèn luyện thêm cho học sinh một số kĩ năng giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể những suy nghĩ của mình. Nếu học sinh giới thiệu tốt có thể gây được sự tò mò, hứng thú của một số học sinh khác trong lớp, kích thích những học sinh đến với thư viện nhiều hơn.
+ Khi đọc sách học sinh tự ý thức điều chỉnh hành vi của mình, có trách nhiệm hơn với việc học tập và cuộc sống của mình. Thiết nghĩ, đọc sách là giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực có hiệu quả lâu dài.
27
Hình ảnh: Kỷ luận tích cực (Đọc sách)
Tuy nhiên, vẫn gặp một số khó khăn khi thực hiện giải pháp này. Đó là khả năng tự đọc, nhận thức của mỗi học sinh khác nhau. Những học sinh vi phạm phần lớn lười học, không thuộc bài, không soạn bài, thường xuyên bị điểm kém…có học lực trung bình, yếu kém. Bản thân người giáo viên chủ nhiệm như tôi không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong thư viện trường đê hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em. Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc. Tuy nhiên, tôi nhắc mình phải kiên trì và tin tưởng từ hình thức phạt đọc sách sẽ tạo cho các em một thói quen lành mạnh đọc sách mỗi ngày và dần dần, các em sẽ hạn chế mạng xã hội để đọc sách. Do đó, tôi phân loại sách phù hợp với từng đối tượng học sinh vi phạm.
Để đạt được hiệu quả giáo dục từ giải pháp kỉ luật này, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm được và khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp.
Trên đây là những giải pháp xử lí học sinh vi phạm và những hiệu quả mà tôi đạt được trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, khi vận dụng chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, tuyệt đối không sử dụng các hình phạt mang tính bạo lực. Các hình phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm và bản chất của hành vi sai phạm Những hình phạt nên mang tính chất xây dựng, có nghĩa là giúp cho học sinh học thêm được một kỹ năng nào
Thứ hai, cần công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh khi xử lý các sai phạm. Dù ai cũng có lúc vui, lúc buồn và giáo viên có thể yêu quý học sinh này hơn học sinh khác, giáo viên vẫn nên áp dụng các hình thức phạt một cách công bằng. Điều này sẽ tạo nên tâm lí tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm của học sinh.
28 Thứ ba, các hình phạt cần được thực hiện một cách nhất quán, tuy nhiên cần xem xét bối cảnh, hoàn cảnh của mỗi học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân và không phạt học sinh vì những lỗi do ngoại cảnh tác động, hoặc không phải do bản thân các em cố tình gây ra.
Đặc biệt, không phạt học sinh vì những điều chưa được quy định trước, chưa có sự thống nhất và đồng ý của tập thể và giáo viên chủ nhiệm luôn phải giám sát hoạt động, động viên học sinh tích cực thực hiện.