KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại THPT nguyễn cảnh chân (Trang 34 - 39)

1. Kết luận

Mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ có những cách thức, giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc Có bao nhiêu giáo viên chủ nhiệm là có bấy nhiêu cách thức để xây dựng lớp học hạnh phúc.

Chúng tôi, với kinh nghiệm gần hai mươi năm làm công tác chủ nhiệm, từ đặc điểm học sinh trường chúng tôi, lớp chúng tôi đang chủ nhiệm , chúng tôi đã tiến hành hiệu quả các giải pháp này.

Đặc biệt, những giải pháp này chúng tôi đã trực tiếp tham gia báo cáo trong kỳ thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh , được đánh giá cao và được Sở Giáo Dục-Đào tạo Nghệ an công nhận là giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tỉnh.

35 Với học sinh:Áp dụng các giải pháp “Xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện,

tích cực góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc” tại các lớp chủ nhiệm, chúng tôi

thấy học sinh sẽ tiếp nhận được các giá trị sau:

- Về tâm lí tình cảm: Học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, thân thiện và đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn chia sẻ và bảy tỏ quan điểm, nguyện vọng với thầy cô. Nhìn chung, được học tập trong một môi trường thân thiện, tích cực sẽ giúp các em cởi bỏ được bức tường ngăn cách với các thành viên trong lớp, tìm thầy niềm vui khi đến trường và hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học không lí do.

- Về thái độ học tập: Không khí thân thiện, tích cực, giàu yêu thương sẽ giúp học sinh hứng thú tích cực, chủ động trong học tập. Giáo viên chủ nhiệm khi biết xây dựng một lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực nghĩa là đã hiểu được hành trình chinh phục cảm hóa con người, biết đi từ “khai tâm” để dẫn đến “khai trí”. Vì thế, kết quả học tập của học sinh sẽ ngày càng tốt lên mà không cần phải “đao to búa lớn”

- Về kỹ năng: Từ các hoạt động do giáo viên chủ nhiệm tổ chức trong lớp học, từ niềm hứng thú đến trường đã tạo cho học sinh một nguồn năng lượng tích cực, tự giác để các em có thể nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí do nhà trường, đoàn thể và cộng đồng tổ chức tùy theo năng lực và sở thích của mình,…

36

37 Đi dạy học không chỉ là một nghề mà còn là một cái duyên. Chúng tôi mong muốn được gieo những yêu thương, những điều tốt đẹp nhất đến với những em học sinh thân yêu.

2. Đề xuất, kiến nghị

- Đối với Bộ giáo dục: Giảm thời lượng học các tiết chính khóa, tăng các tiết kỹ năng, tạo khoảng trống cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh lớp.

- Sở Giáo dục: Thường xuyên tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm tham dự nhiều hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm.

- Nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, tổ chức các phong trào, hoạt động để học sinh có sân chơi thật sự vui, khỏe, an toàn

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.X.Macarenco – Bài ca sư phạm (Nhà xuất bản Văn học – Viện văn học). 1962 2. Bộ GD&ĐT: Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT, ban hành ngày 22/10/2009.

3. Bộ GD&ĐT, Cục nhà giáo và CBQL các cơ sở giáo dục: Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp GDKLTC, Hà Nội, 2013. .

4. Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục Trung học, Tổ chức cứu trợ trẻ em: Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục KLTC, Hà Nội, 2011.

5. Dr. Helen McGrath - Đại học Deakin - Melbourn Australia: Bạn bè thân thiện - lớp học thân thiện.

6. Http://tailieu.vn/tag/phuong-phap-ky-luat-tich-cuc.html

7. SKKN.org.com, GVCN trong việc quản lí lớp học bằng các biện pháp kỉ luật tích

39 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài………....…1 1.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng………...1 B. NỘI DUNG 2 1. Cơ sở lí luận………...….…2

1.1. Khái niệm lớp học thân thiện, tích cực...2

1.2. Những đặc điểm, biểu hiện của một lớp học thân thiện, tích cực...3

1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng tập thể lớp thân thiện, tích cực...4

1.4. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học thân thiện, tích cực...5

2. Cơ sở thực tiễn...7

2.1. Thực trạng công tác chủ nhiệm trước khi áp dụng giải pháp...7

2.2. Phân tích môi trường giáo dục lớp chủ nhiệm trong quá trình làm nhiệm vụ trước khi áp dụng giải pháp……….………...…....….…8

2.2.1. Những điểm mạnh……….…………...…….…8

2.2.2. Điểm yếu………...……..8

2.2.3. Thời cơ...8

2.2.4. Thách thức...9

3. Giải pháp xây dựng lớp học thân thiện, tích cực……….…...…..9

3.1. Tạo lập hình ảnh một lớp học thân thiện, tích cực trong tâm trí của học sinh…….…...…9

3.2. Tăng cường sự kết gắn, yêu thương giữa các thành viên trong lớp qua những hoạt động tương tác………....……13

3.2.1. Hoạt động thiết kế hộp thư vui………....…13

3.2.2. Hoạt động “Bạn trong mắt tôi – Tôi trong mắt bạn”, “Lời trái tim”………...….15

3.2.3. Hoạt động xây dựng nhật ký lớp ...19

3.3. Kỉ luật tích cực………...………....….…..21

3.3.1. Đối với lao động tích cực bằng việc vệ sinh trường, lớp học ...22

3.3.2. Đối với lao động tích cực bằng việc trồng và chăm sóc cây xanh.... ...24

3.3.3. Hình thức kỷ luật tích cực đọc sách... ...25

C. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP 1. Thời gian áp dụng:1năm (Năm học 2019 – 2020)...………....…….…28

2. Hiệu quả đạt được………....….……28

2.1. Kết quả về nề nếp………....……...28

2.2. Kết quả về học tập………...29

2.3. Kết quả cụ thể về học tập và đạo đức của 14 em học sinh trước và sau khi áp dụng biện pháp. ………...………...…29

2.4. Những thành tích khác………...…..30

3. Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp………...…....34

D. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 34

1. Kết luận………...….34

2. Đề xuất, kiến nghị………...….37

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm thân thiện, tích cực góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại THPT nguyễn cảnh chân (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)