HÌNH VẬN TẢI KHÁC
Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũng phải được thực hiện trên cơ sở những quy phạm pháp luật quốc tế. bao gồm:
- Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980)
- Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents) hiệu lực từ 01- 01-1992.
- Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức (2005) quy định các khoản về trách nhiệm đối với thiệt hại do giao chậm hàng và mức giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức, đồng thời nêu ra 7 trường hợp miễn trách .Ngoài ra, các khoản liên quan đến quy chế người điều hành bao gồm đăng kí kinh doanh với mã quốc gia hữu quan trong các nước thành viên và các điều kiên yêu cầu khi đăng kí.
Việt Nam Cơ sở pháp lý:
Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức;
Nghị định 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của chính phủ về vận tải đa phương thức..
Điều kiện kinh doanh, thủ tục pháp lí cho từng đối tượng
Về hoạt động vận tải đa phương thức quốc tế
1/Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện: Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật; Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
***Thủ tục:
-Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật;
-Báo cáo tài chính được kiểm tóa hoặc có sự bảo lãnh tương đương từ ngân hàng cá nhân tổ chức khác; hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật.
2/Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp; Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
***Thủ tục:
-Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
-Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương
Về hoạt động vận tải đa phương thức nội địa:
Nghị định 144/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ các điều kiện về kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa; và không còn yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức.
Lưu ý:Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ the Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp và thời hạn hiêu lực 05 (năm) kể từ ngày cấp.