Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Mục tiêu phát triển kinh tế là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không

ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng.

Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.

Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

3.3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Đại hội XI khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế- xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.

Thực hiện công bằng trong giáo dục là một phần của nội dung thực hiện công bằng xã hội ở nước ta trong điều kiện phát

triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và để thực hiện mục tiêu giáo dục là: đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Cho nên, cần phải tiếp tục thực hiện chống tái mù chữ, khắc phục tình trạng bỏ học trong học sinh con em các gia đình nghèo và đối tượng chính sách, nhất là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có nhiều khó khăn. Cần giải quyết các bất hợp lý trong chính sách và cơ chế đầu tư dẫn đến thiếu công bằng trong giáo dục giữa nông thôn và thành phố; trong phân bổ ngân sách giữa các cấp học, bậc học; trong xây dựng cơ sở vật chất trường học. Cố gắng giảm dần chênh lệch về điều kiện học tập và chất lượng giáo dục giữa các khu vực. Chính sách học bổng, học phí, tín dụng học tập và các giải pháp hỗ trợ khác đã có cải tiến, nhưng vẫn còn chưa hợp lý, nhất là đối với con em nông dân, công nhân nghèo và các đối tượng chính sách, phấn đấu vì mục tiêu: “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngày trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội”.

Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Đại hội XII của Đảng đã định hướng nội dung, phương hướng và giải pháp cơ bản đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam trong tình hình mới. Điều đó phản ánh sâu sắc tư duy mới của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hiện nay, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, cần được nhận thức đúng đắn, triển khai thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w