Đảm bảo vững chắc QPAN quốc gia, trật tự, an toàn xã

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

xã hội.

Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là 2 nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bảo đảm an ninh quốc gia ngày nay bao gồm: an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội. Bảo vệ Tổ quốc ngày nay không chỉ bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải đảo, vùng trời, vùng biển, mà còn là bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, bảo vệ sự nghiệp đổi mới...

3.5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, khách quan đang lôi cuốn nhiều nước tham gia. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chúng ta đã tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Dưới đây là một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ hội nhập quốc tế:

Đổi mới cách nghĩ, cách làm trong tham gia các hoạt động hội nhập, liên kết quốc tế theo hướng "chủ động tham gia, tích cực đề xuất và đóng góp". Cách làm mới là liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương, bền vững, nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương, doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh gay gắt với các đối tác lớn, mạnh hơn.

Đẩy mạnh phổ biến nội dung các cam kết hội nhập của ta, nhất là các hiệp định FTA, chính sách, biện pháp cụ thể để tận dụng thời cơ, xử lý thách thức của hội nhập.

Hoàn thiện thể chế pháp lý hướng tới hài hòa hóa chính sách với các cam kết quốc tế; hình thành các chiến lược lớn về hội nhập quốc tế, tham gia FTA; rà soát và đẩy mạnh triển khai lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế…

Đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế; tăng cường xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, có tri thức, kiến thức, kỹ năng hội nhập và kỹ năng nghề, đồng thời các cơ quan, hiệp hội cần đẩy mạnh đổi mới quản lý phù hợp tình hình, nhất là trong tình hình có nhiều yếu tố bất ổn, bất định. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, đội ngũ luật sư, đào tạo nghề, gắn với nhu cầu xã hội và yêu cầu của hội nhập quốc tế nước ta.

Đổi mới cách thức, kiện toàn cơ chế phối hợp liên ngành, phù hợp với những chuyển biến nhanh của tình hình và hội nhập quốc tế nước ta. Công tác chuẩn bị trong nước để hội nhập quốc tế đang có những bước chuyển quan trọng, nổi bật là việc ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu đề ra các mục tiêu trọng tâm cho việc hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 33)