III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
3. Bài mới (37 phút)
Câu hỏi:
Câu 1.Trình bày vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất? Khái niệm kinh tuyến, vĩ
tuyến?
Câu 2. Cho khu vực giờ gốc là 17h ngày 10/12/2011, tính giờ thời điểm đó ở Việt Nam,
Tô-ki-ô, Niu-ooc.
Câu 3. Trái Đất có mấy chuyển động chính? Trình bày đặc điểm các chuyển động đó. Câu 4. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
Câu 5. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra những hệ quả gì? Phân tích các hệ
quả đó.
Câu 6. Khái niệm nội lực? ngoại lực? Tại sao nói 2 lực này đối nghịch nhau? Câu 7. Núi là gì? Có mấy cách phân loại núi? Phân loại như thế nào?
Câu 8. So sánh sự giống nhau và khác nhau của địa hình bình nguyên và cao nguyên? Trả lời:
Trời.
- Trái Đất có dạng hình cầu.
- Kích thước: bán kính (6370km), đường xích đạo (40076km)
- Kinh tuyến: là những đường thẳng nối liền 2 cực Bắc và Nam trên bề mặt quả Địa cầu
- Vĩ tuyến: Là những vòng tròn trên bề mặt quả Địa cầu và song song với xích đạo.
Câu 2.
- Khu vực giờ gốc 17h ngày 10/12/2011
- Giờ Việt Nam (kv7): 17+7=24h ngày 10/12/2011
- Giờ Tô-ki-ô (kv9): 17+9=26h (lấy 26-24=2) => 2 sáng ngày 11/12/2011
- Giờ Niu-ooc (kv19): 17+19=36h (lấy 36-24=12)=> 12h ngày 10/12/2011 vì Niu- ooc nằm ở nửa cầu Tây.
Câu 3.
Trái Đất có 2 chuyển động chính: tự quay quanh trục, chuyển động quanh Mặt Trời * Vận động tự quay quanh trục:
- Trục nghiêng 66o33' so với mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng: Tây sang Đông
- Thời gian vận động 1 vòng: 24 giờ. * Chuyển động quanh Mặt Trời: - Hướng: Tây sang Đông
- Hình dạng quỹ đạo: hình e-líp gần tròn. - Thời gian: 365 ngày 6h/1 vòng
- Tính chất chuyển động: tịnh tiến (….)
Câu 4.
Hiện tượng ngày đêm kế tiếp không ngừng trên Trái Đất: - Trái Đất có dạng hình cầu (…)
- Trái Đất luôn vận động tự quay quanh trục (…)
Câu 5. 2 hệ quả:
1. Hiện tượng mùa (…) - bài 8 phần 2
2. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ (…) bài 9
Câu 6.
- Khái niệm nội lực, ngoại lực (bài 12 phần 1)
- 2 lực đối nghịch nhau vì: nội lực sinh ra trong lòng Trái Đất còn ngoại lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái Đất. Nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất thêm ghồ ghề còn ngoại lực thiên về san bằng hạ thấp địa hình.
Câu 7.
Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất, độ cao thường trên 500m so với mực nước biển. Có 2 cách phân loại:
- Phân loại theo độ cao: 3 loại ( núi thấp: độ cao tuyệt đối <1000m; núi trung bình: độ cao tuyệt đối 1000m - 2000m; núi cao: độ cao tuyệt đối >2000m)
- Phân loại theo tuổi (thời gian hình thành): 2 loại (núi già: hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng; núi trẻ: hình thành cách đây vài chục triệu năm, có đỉnh nhọn, sườn rộng,
thung lũng sâu)
Câu 8.
- Giống nhau: đặc điểm bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng. - Khác nhau: độ cao, nguồn gốc hình thành, giá trị kinh tế (…)