Hình thành và phát triển phẩm chất học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lao động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hình thành và phát triển phẩm chất góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học (Trang 30 - 32)

hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lao động.

Các hoạt động tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể, hoạt động GDNGLL, lao động công ích, các hoạt động tình nghĩa,… đều góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh. Đặc biệt, bắt đầu từ năm học 2016 – 2017 tài liệu “Sống đẹp” được đưa vào giảng dạy, lồng ghép vào chương trình tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Với trách nhiệm là cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn, ngay từ khi được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục, được sự phân công của Hiệu trưởng, bản thân tôi đã lập chương trình cho môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong đó đã đưa các chủ đề trong tài liệu “Sống đẹp” vào chương trình giảng dạy, chỉ đạo Liên đội tổ chức một số chủ đề qua các hoạt động tập thể. Đây là bộ tài liệu giúp hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh rất hiệu quả. Bộ sách sống đẹp nhằm giúp học sinh hình thành các năng lực phẩm chất như: Tự phục vụ, tự quản, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, trung thực, kỷ luật, đoàn kết, yêu gia đình, bạn bè, yêu trường, lớp…. Các loại hình các em thực hiện rất đa dạng: viết, vẽ, chơi, đóng kịch, xử lý tình huống…giúp các em trải nghiệm, kết nối, thực hành vận dụng.

VD:Chủ đề 1: Em và gia đình( Sống đẹp 1- Trang 5) Thông qua các hoạt động chơi

của bản thân. Biết yêu quý và học hỏi những điểm tốt của các thành viên trong gia đình mình. Biết quan tâm những người thân trong gia đình.

Khi dạy: Chủ đề 1: Em và mái trường( Sống đẹp 3- Trang 5) Thông qua các hoạt

động lựa chọn cách giải quyết cho các tình huống, khéo tay hay làm… học sinh sẽ biết được điểm mạnh, điểm còn hạn chế của bản thân trong việc tham gia các hoạt động của trường, lớp. Từ đó hiểu được mỗi người là thành viên lớp, trường vì vậy cần tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, trường. Tham gia hoạt động sẽ giúp em phát huy điểm mạnh của bản thân, khắc phục điểm còn hạn chế để ngày càng hoàn thiện bản thân.Từ đó các em sẽ biết tham gia hoạt động vừa sức ở lớp, trường. Tích cực hưởng ứng và tham gia vào các hoạt động của lớp, trường. Yêu quý trường, lớp mình.

Khi dạy: Chủ đề 1: Phát huy thế mạnh của em ở khu dân cư ( Sống đẹp 4- Trang 5)

Thông qua hoạt động 3: Đánh giá khả năng của em sau khi các em được tìm hiểu về

hoạt động của khu dân cư học sinh biết được các hoạt thường xuyên diễn ra ở khu dân cư nơi em sinh sống như các hoạt động làm nghề nông, hoạt động lễ hội, hoạt động cùng nhau vệ sinh thôn xóm, hoạt động vui chơi thể thao, … Từ đó các em tự đánh giá khả năng của mình qua các hoạt động chung như tổng vệ sinh đường làng, trồng và chăm sóc cây xanh, vui chơi thể thao, các lễ hội truyền thống, thăm hỏi người cao tuổi, quyên góp ủng hộ người nghèo,….Qua đây giúp các em hiểu được các hoạt động mình cần tham gia ở khu dân cư, từ đó giáo dục các em chăm lao động vệ sinh chung, rèn cho các em đức tính biết sống hòa đồng với mọi người, biết yêu thương giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn,…..

Mặt khác việc tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể ở trường như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao, Hội khỏe phù đổng, mâm cỗ trung thu, hội thi văn nghệ, tổ chức đố vui để học, rung chuông vàng, trưng bày gian hàng sản phẩm địa phương, em tập làm kinh doanh, các hoạt động ngoại khoá khác như chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, ngoại khóa giao lưu Tiếng Anh,….giúp cho mỗi học sinh có cơ hội để thể hiện khả năng của mình, các em tập nói năng lưu loát, mạnh dạn trình bày, biểu diễn trước tập thể, phát huy tinh thần chủ động, tích cực của các em làm sao đó để lớp mình có thể đem lại thành tích cao nhất qua đó tinh thần đoàn kết cũng được rèn luyện.

Như vậy, bằng cách lồng ghép giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể; ý thức tự quản, tự giác, mạnh dạn, tự tin… của học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập và lao động. Sự giao khoán về chất lượng, thi đua giữa các nhóm, tổ trong tất cả mọi hoạt động đã giúp học sinh đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng hoàn thành công việc. Chính những điều đó đã hình thành nên những nét tính cách tốt trong nhân cách của các em.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo hình thành và phát triển phẩm chất góp phần giáo dục toàn diện học sinh tiểu học (Trang 30 - 32)