Luân chuyển vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 27 - 28)

4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn:

4.3.Luân chuyển vốn lưu động:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận chuyển. Nó không ngừng mang nhiều hình thái khác nhau như là: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay vốn lưu động

= Tổng doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân sử dụng

Số ngày của một vòng quay

= Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch

05-06 06-07

Doanh thu thuần 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1%

Tài sản NH- Nợ NH 305 877 288 990 8 783 5.52% 96.96% Số vòng quay VLĐ 2.61 3.45 98.71 0.84 95.26 Số ngày quay vòng 138 104 4 -34 -100

VLĐ

Giai đoạn 05-06: Số vòng quay vốn lưu động tăng nhẹ do doanh thu thuần tăng, trong khi vốn lưu động bình quân sử dụng lại giảm. Mặc khác số ngày quay vòng vốn lưu động năm 2005 là 138 đến năm 2006 chỉ còn 104 ngày. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2006 tốt hơn năm 2005 điều đó giúp công ty tránh ứ động vốn và tiết kiệm được một lượng vốn.

Giai đoạn 06-07: Số vòng quay giai đoạn này tăng một cách đột biến: 95.26 vòng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty năm 2007 giảm 13.1% so với năm 2006, trong khi vốn lưu động lại giảm một cách đáng kể. Điều này cho thấy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn lưu động tăng. như vậy, trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng.

Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng dần sau đó là tăng mạnh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 27 - 28)