Luân chuyển khoản phải thu:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 26 - 27)

4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn:

4.2. Luân chuyển khoản phải thu:

Tốc độ luân chuyển khỏan phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Số vòng quay khoản phải thu

= Tổng doanh thu thuần/ Số dư bình quân nợ phải thu

Kỳ thu tiền bình quân

= Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay khoản phải thu

Giai đoạn 05-06: Số vòng quay KPT tăng 1.38 vòng, trong khi kỳ thu tiền bình quân lại giảm xuống. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng trong khi đó khoản phải thu bình quân lại giảm, điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp khá khả quan

Giai đoạn 06-07: Số vòng quay KPT giảm rõ rệt, trong khi kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên 26 ngày, cụ thể là năm 2006, số vòng quay KPT là 5.1 vòng trong khi năm 2007 chỉ là 2.6 vòng. Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Nguyên nhân của điều này là do khoản phải thu tăng mạnh từ 196 579 năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch

05-06 06-07

Doanh thu thuần 798 751 998 150 866 992 26.1

%

13.1% Khoản phải thu

bình quân 215 989 196 579 334 273 9% 70% Số vòng quay KPT 3.69 8 5.078 2.594 1.38 -2.484 Kỳ thu tiền bình quân 139 71 97 -68 26

2006 lên đến 334 273 năm 2007. Trong khi đó, doanh thu thuần lại giảm nhẹ 13.1%. Vậy, khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn này không tốt bằng giai đoạn năm 05-06.

Như vậy, qua 3 năm hoạt động, số vòng quay KPT lúc đầu tăng sau đó giảm, đây là dấu hiệu không tốt, cho thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp đi xuống. Vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w