KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ Ví dụ

Một phần của tài liệu Xây dựng KHBD va tổ chức HDDH môn khoa học ở tiểu học (Trang 29 - 42)

Ví dụ 1

Bài: Nhiệt – sự truyền nhiệt (Khoa học lớp 4)

Giai đoạn 1: Phân tích bài học

- Bài học này nằm trong chủ đề Năng lượng của chương trình Khoa học lớp 4. - Bài học thuộc nhóm hình thành kiến thức mới với những nội dung mới mà trước đó

chưa học bài nào có liên quan. Tuy nhiên HS cũng đã có những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày về vấn đề nóng, lạnh, làm nóng lên, làm lạnh đi, … mà trong dạy học GV cần quan tâm khai thác. Bài học này là cơ sở để ở các bài học tiếp theo của chủ đề, HS tìm hiểu về các vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém.

Bài học này có thể góp phần giúp học sinh phát triển năng lực Tìm hiểu môi trường xung quanh từ đó khám phá và chiếm lĩnh kiến thức từ việc đặt câu hỏi và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học môn Khoa học

Căn cứ vào chương trình môn Khoa học lớp 4, có thể xác định mục tiêu bài học như sau:

- Trình bày được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

- Vận dụng được kiến thức nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn để giải thích, đưa ra cách làm vật nóng lên hay lạnh đi trong tình huống đơn giản.

- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém).

- Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để giải thích một số hiện tượng tự nhiên; để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

- Căn cứ vào mô tả khung năng lực Tìm hiểu Khoa học tự nhiên, qua bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các kĩ năng:

+ Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng liên quan tới truyền nhiệt. + Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng liên quan tới truyền nhiệt.

+ Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán.

+ Thu thập được các thông tin về sự vật, hiện tượng liên quan tới truyền nhiệt. + Sử dụng được nhiệt kế để quan sát, thực hành, và ghi lại các dữ liệu đơn giản

từ quan sát, thực hành,...

+ Từ kết quả quan sát, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm dẫn nhiệt của các vật.

Từ căn cứ trên có thể xác định mục tiêu cụ thể của bài học này như sau, sau bài học, học sinh có thể:

1) Nhận biết được:

+ Vật có nhiệt độ cao là vật nóng hơn, vật có nhiệt độ thấp hơn là vật lạnh hơn + Nhiệt sẽ truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.

2) Thực hiện và làm thí nghiệm khảo sát về tính dẫn nhiệt của vật liệu. Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm về sự dẫn nhiệt.

3) Đề xuất được một số ứng dụng đơn giản liên quan tới tính dẫn nhiệt của vật liệu.

Ba mục tiêu trên cũng ứng với 3 thành phần năng lực của năng lực khoa học tự nhiên. Ngoài ra bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển: năng lực giải quyết vấn đề; thái độ cẩn thận, trung thực trong làm thí nghiệm.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học trong chương trình, xác định mối quan hệ giữa mục tiêu bài học với khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của học sinh.

Như vậy, khi nghiên cứu chương trình và mục tiêu bài học đã xác định có thể thấy nội dung bài học cần lựa chọn để đáp ứng được mục tiêu nói trên, trong đó cần lưu ý tổ chức cho các em tiến hành thí nghiệm để đạt yêu cầu (2) cũng như có các hoạt động liên hệ, vận dung thực tiễn để thực hiện yêu cầu (3).

HS có thể đạt được mục tiêu khi GV tổ chức các hoạt động thực hành với các thí nghiệm đã được chuẩn bị, có mô tả kỹ về quy trình thực hành, các thông tin đọc thêm, các bảng biểu phiếu hướng dẫn.

Ngoài các hoạt động khám phá kiến thức, luyện tập, vận dụng, có thể tổ chức hoạt động khởi động – giúp gợi mở sự tò mò khám phá của học sinh ở đầu bài học.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Để thực hiện các mục tiêu bài học này, ngoài hoạt động khởi động và hoạt động ứng dụng, GV có thể tổ chức 2 mạch hoạt động dạy học chính để đạt được các mục tiêu trên. Trong đó:

Nhóm hoạt động 1: Làm một số thí nghiệm;

- TN1: “Sự tồn tại của nhiệt” - Tri giác về sự khác biệt của 2 cốc nước tinh khiết có nhiệt độ khác nhau  phương pháp thí nghiệm và quan sát, hình thức làm việc nhóm 4.

- TN2: “Nhiệt độ” – Ghi nhận sự khác nhau về nhiệt độ của các vật thông qua (cảm giác tay và nhiệt kế) -> phương pháp thí nghiệm và quan sát, ghi chép.

- TN3: ”Sự truyền nhiệt” – Ghi nhận sự truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh. -> phương pháp thí nghiệm và quan sát, ghi chép.

Hoạt động 2: Đọc tài liệu tham khảo và rút ra kết luận Khoa học dựa trên các TN đã làm

 Thảo luận nhóm.

Bước 4: Xác định những đồ dùng, thiết bị dạy học mà GV và HS cần chuẩn bị.

Dự kiến chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị dạy học cho KHBD trên gồm:

Hoạt động 1: Cốc chia độ. Nhiệt kế. Nước sôi. Nước đá. Một số vật bằng kim loại, gỗ, đá, nhựa.

Hoạt động 2: Phiếu thảo luận. Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy: Nhiệt – sự truyền nhiệt (Khoa học lớp 4) (1). Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh có thể: 1) Nhận biết được:

+ Vật có nhiệt độ cao là vật nóng hơn, vật có nhiệt độ thấp hơn là vật lạnh hơn

+ Nhiệt sẽ truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.

2) Thực hiện và làm thí nghiệm khảo sát về tính dẫn nhiệt của vật liệu. Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về các đặc điểm về sự dẫn nhiệt.

3) Đề xuất được một số ứng dụng đơn giản liên quan tới tính dẫn nhiệt của vật liệu.

Góp phần bồi dưỡng, phát triển: năng lực giải quyết vấn đề; thái độ cẩn thận, trung thực trong làm thí nghiệm.

(2). Chuẩn bị

(2.1). Giáo viên: - Phiếu thực hành; phiếu thảo luận.

- Các bộ thí nghiệm có bao gồm phiếu hướng dẫn thực hiện. (2.2). Học sinh

- Bút, vở ghi chép.

(3). Các hoạt động dạy học Tiến trình dạy

học

Hoạt động dạy học Dự kiến sản phẩm của học sinh Khởi động và nêu vấn đề (10 phút) - GV yêu câu học sinh: bằng việc nhìn, ngửi, sờ,

- Phiếu báo cáo kết quả tri giác. * Phiếu:

- Mục tiêu: học sinh nhận diện được vấn đề và tư duy vào bài học.

nghe hãy chỉ ra sự khác biệt của 2 mẫu vật mà nhóm nhận được.

- HS trải nghiệm tại nhóm: (chia thành 4~6 nhóm, mỗi nhóm nhận một cặp mẫu vật) + Cặp cốc nước nóng/lạnh + Cặp thìa sắt nóng/lạnh => GV hỏi: sự khác biệt khi sờ vào các vật

này là do khác biệt về điều gì?

Giác

quan Giống nhau

Khác nhau Nhìn Ngửi Nghe Sờ

HS có thể đưa ra dự đoán như: do nhiệt, do nóng lạnh, …

Khám phá và thực hành

Hoạt động 1: Nghiên cứu tài

liệu (5 phút) - Mục tiêu: HS nêu được: Mức độ “nóng, lạnh” của vật được xác định bằng nhiệt độ. Vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn - GV cho học sinh đọc thông tin, trong đó trình bày bước đầu về khái niệm “nhiệt độ”.

- HS nêu được: Mức độ “nóng, lạnh” của vật được xác định bằng nhiệt độ. Vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn

Hoạt động 2: Thực hành đo

GV hướng dẫn học sinh sử dụng nhiệt kế.

- Ghi chép về quy trình và cách đọc nhiệt kế.

nhiệt độ (15 phút) Mục tiêu: Học sinh thực hành sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ Cách đọc chỉ số trên nhiệt kế. + Làm một số bài tập về đọc nhiệt kế. + Thực hành dùng nhiệt kế đo nhiệt độ một số mẫu vật có sẵn. - Một số nhóm báo cáo trước lớp. - Giúp các em nêu nhận xét: Vật có nhiệt độ cao hơn gọi là vật nóng hơn, vật có nhiệt độ thấp hơn gọi là vật lạnh hơn.

- Các ghi chép và phát biểu của học sinh.

Hoạt động 3: Sự dẫn nhiệt (10 đến 15 phút) Mục tiêu: Học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát và nêu được nhận xét: Nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. - GV nêu tình huống: vì sao khi chạm tay vào cốc nước nóng tay ta thấy nóng HS có thể đưa ra ý kiến: do nhiệt đã truyền từ vật nóng hơn (là cốc nước nóng) tới tay ta. - GV thảo luận về quy trình để tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: thả thìa nóng và thìa lạnh vào 2 cốc nước ở nhiệt độ phòng.

Các Phiếu làm việc nhóm (ghi ý kiến dự đoán, kết quả thí nghiệm và nhận xét của

HS làm thí nghiệm theo nhóm: HS nêu dự đoán về điều gì sẽ xảy ra với thìa và cốc nước trong 2 trường hợp trên. HS tiến hành thí nghiệm, quan sát,

ghi lại kết quả (trường hợp 1 thì cốc nước nóng lên, thìa lạnh đi; trường hợp 2: thì cốc nước lạnh đi, thìa nóng hơn (đỡ lạnh hơn)) và rút ra kết luận. - GV giúp các em rút ra nhận xét. Nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. - GV có thể hỏi thêm vì sao chạm tay vào cốc nước đá tay ta thấy lạnh. HS có thể nêu đúng hoặc có thể

nêu quan niệm chưa đúng (do “nhiệt lạnh”/ “lạnh” truyền vào tay nên ta bị lạnh). Khi đó GV cần giúp các em có giải thích đúng (Nhiệt truyền từ

vật nóng hơn (ở đây là bàn tay) sang vật lạnh hơn. Do bàn tay bị mất nhiệt nên có cảm giác lạnh). Hoạt động vận dụng Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về nhiệt, sự dẫn nhiệt để đề xuất và thực hiện thí nghiệm Học sinh thiết kế thí nghiệm để chứng tỏ nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh. GV gợi ý các em khi thiết kế cần xác định rõ đâu là vật nóng, đâu là vật lạnh? Làm cách nào để xác định được về sự truyền nhiệt? Lưu

ý các em vấn đề đảm bảo an toàn.

Các thí nghiệm do HS thiết kế. Bài trình bày giới thiệu thí nghiệm của

Ví dụ 2

Bài: Cây con mọc và lớn lên như thế nào? (Khoa học lớp 5)

Giai đoạn 1: Phân tích bài học

- Bài học này nằm trong chủ đề Thực vật và động vật của chương trình Khoa học lớp 5.

- Bài học thuộc nhóm hình thành kiến thức mới với những nội dung mới. Trước đó HS được học về sự sinh sản của thực vật có hoa, về các bộ phận của hạt. HS cũng đã có những kinh nghiệm nhất định trong cuộc sống hàng ngày về vấn đề này như gieo hạt, trồng cây,… mà trong dạy học GV cần quan tâm khai thác. Bài học này góp phần giúp học sinh phát triển năng lực Tìm hiểu môi trường xung từ việc đặt câu hỏi, quanhtừ đó khám phá và chiếm lĩnh kiến thức và năng lực Vận dụng kiến thức kĩ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học môn Khoa học

Căn cứ vào chương trình môn Khoa học lớp 5, cấu trúc chủ đề Thực vật và Động vật thành 2 nhóm về Thực vật và Động vật. Đây là bài thứ 2 của nhóm bài về: Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của thực vật - có thể xác định yêu cầu cần đạt của bài học như sau:

- Nêu được ví dụ về cây con mọc ra từ thân, rễ, lá của một số thực vật có hoa. - Thực hành trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng thân (hoặc lá, rễ).

- Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt và cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trình bày được sự lớn lên của cây con.

Căn cứ vào mô tả khung năng lực Khoa học tự nhiên và khả năng của môn Khoa học trong bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Từ các căn cứ trên có thể xác định mục tiêu cụ thể của bài học này như sau, sau bài học, học sinh có thể:

1) Nhận biết được: Các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt. Các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ một phần cây mẹ.

+ Kể được tên một số cây sinh sản bằng mỗi cách trên. + Trình bày được sự lớn lên của cây con.

2) Thực hiện thí nghiệm về sự lớn lên của cây con. Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về các đặc điểm về sự lớn lên của cây con.

3) Thực hành trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng thân (hoặc lá, rễ).

Ngoài ra bài học góp phần bồi dưỡng, phát triển: năng lực giải quyết vấn đề; ý thức trách nhiệm trong chăm sóc, trồng cây.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học trong chương trình, xác định mối quan hệ giữa mục tiêu bài học với khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của học sinh.

Như vậy, khi nghiên cứu chương trình và mục tiêu bài học đã xác định có thể thấy nội dung bài học cần lựa chọn để đáp ứng được mục tiêu nói trên, trong đó cần lưu ý tổ chức cho các em tiến hành thí nghiệm để đạt yêu cầu (2) cũng như có các hoạt động liên hệ, vận dụng thực tiễn để thực hiện yêu cầu (3).

Ngoài các hoạt động khám phá kiến thức, luyện tập, vận dụng, có thể tổ chức hoạt động khởi động – giúp gợi mở sự tò mò khám phá của học sinh ở đầu bài học.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Để thực hiện các mục tiêu bài học này, ngoài hoạt động khởi động và hoạt động ứng dụng, GV cần chuẩn bị sẵn nguồn tư liệu đa dạng và phong phú cho học sinh, bởi đa phần các hoạt động của học sinh là quan sát và ghi chép quá. Một số dạng tư liêu học tập cho học sinh gồm:

- Video/Clip: loại tư liệu này dễ sử dụng nhất và kích thích việc quan sát của học sinh. Nên sử dụng cho các pha đầu tiên của dự đoán kết quả thí nghiệm. Đặc biệt nên lựa chọn các video/clip dạng “time lapse” để có nhiều hình ảnh, hạn chế các video/clip nặng tính giải thích. Học sinh xem và thảo luận nhóm).

- Tranh/Ảnh/Tài liệu đọc: học sinh đọc và tổng hợp thông tin cá nhân -> trình bày vòng tròn để bổ sung cho nhau.

- Thí nghiệm: học sinh bố trí thí nghiệm, tiến hành quan sát và ghi chép kết quả.

Bước 4: Xác định những đồ dùng, thiết bị dạy học mà GV và HS cần chuẩn bị.

Dự kiến chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị dạy học cho KHBD trên gồm:

- GV chuẩn bị: Tư liệu học tập dạng video. Máy tính, máy chiếu và loa. - Học sinh chuẩn bị: dụng cụ chế tạo thủ công, chai lọ tái chế, hạt giống cây. Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy: Cây con mọc và lớn lên như thế nào? (Khoa học lớp 5) (1). Mục tiêu bài học:

Sau bài học, học sinh có thể:

Một phần của tài liệu Xây dựng KHBD va tổ chức HDDH môn khoa học ở tiểu học (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)