Tiêu chí 9. Thông tin về sự phát triển của trẻ cho cha mẹ.
Chỉ số 19 . Nội dung cần thông tin - Kết quả phát triển của trẻ theo 5 lĩnh vực. Cuối mỗi kỳ học, GV thông báo cho cha mẹ biết (có thể đƣa cho cha mẹ xem một số sản phẩm của trẻ đã làm) - Đặc điểm riêng của từng trẻ trong lớp.
Chỉ số 20. Mục đích thông tin
- Đối với trẻ phát triển bình thường: cha mẹ yên tâm
- Đối với những trẻ có vấn đề trong phát triển: vị dụ: có khuyết tật trong ngôn ngữ, thính giác, thị giác, tim mạch..., GV cần báo cáo cụ thể, chi tiết mức độ biểu hiện của vấn đề và có thể giới thiệu cho cha mẹ các dịch vụ để xin tư vấn.
- Đối với trẻ 5 tuổi, GV cần trao đổi kỹ về các kỹ năng cần cho việc đi học lớp 1 nếu trẻ chưa được chuẩn bị tốt để gia đình có kế hoạch hỗ trợ trẻ tiếp.
Chỉ số 21. Cách thức thông tin - Gửi giấy mời cho từng phụ huynh/ thông qua góc dành cho cha mẹ ở lớp - Giáo viên nên sắp xếp thời gian và trao đổi với từng phụ huynh để đảm bảo rằng sự phát triển của mỗi trẻ chỉ đƣợc chia sẻ riêng với từng gia đình.( ý này tác giả bảo lƣu ý kiến vì: đây là việc làm mà các nƣớc trên thế giới đã thực hiện
- VN cũng nên tiếp cận và cũng nên làm như thế này để đảm bảo tính riêng tư của mỗi gia đình, mỗi đứa trẻ)
VI.CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP 1
Tiêu chí 10.Các hoạt động chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Chỉ số 22.Trao đổi thông tin về trẻ giữa gia đình và nhà trường
- Khả năng của trẻ so với yêu cầu - Điều kiện và hoàn cảnh gia đình trẻ. - Thông tin về trường tiểu học trên địa bàn.
Chỉ số 23.Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1:
- Tổ chức cho trẻ 5 tuổi thăm quan trƣờng tiểu học: nếu có thể, cho trẻ được dự giờ học, giờ chơi, hoạt động ngày hội, ngày lễ của trƣờng tiểu học. - Trẻ được gặp và làm quen với cô giáo lớp 1, cô trò chuyện với trẻ về những quy định mà các anh chị lớp 1 phải thực
hiện
- Cha mẹ cùng trẻ đi chọn, mua sắm và học cách sử dụng các đồ dùng học tập của trẻ
- Cha mẹ bố trí chỗ ngồi học cho trẻ ở gia đình.