Bảo đảm các điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án quản lý công xã hội hóa giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

học

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý về XHH GDĐH trên các phương diện. Thứ hai, xây dựng các biện pháp chính sách theo xu hướng cộng đồng quốc tế đang hướng tới. Thứ ba, tái lập các mục tiêu thông qua các chỉ số thực hiện XHH GDĐH. Thứ tư, thể chế hóa vai trò, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong XHH GDĐH

4.3.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục đại học

Thứ nhất, tổng kết, đánh giá những vướng mắc, bất cập trong thực hiện XHH GDĐH trong thời gian qua. Thứ hai, đưa mục tiêu XHH GDĐH vào chương trình, kế hoạch hoạt động từng giai đoạn và duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả. Thứ ba, đưa kết quả XHH GDĐH vào tiêu chí kiểm định chất lượng đối với cơ sở GDĐH.

4.3.4. Bảo đảm các điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học học

Thứ nhất, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện tự chủ ĐH của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên. Thứ hai, khuyến khích nhân rộng mô hình đẩy mạnh XHH GDĐH thành công. Thứ ba, tăng cường khích lệ bằng chính sách đối với các bên liên quan tham gia XHH GDĐH. Thứ tư, thúc đẩy bình đẳng đối với các cơ sở GDĐH ngoài công lập thông qua ưu đãi về nhân lực và cơ sở vật chất. Thứ năm, kết hợp thực hiện XHH GDĐH với vận động xây dựng xã hội học tập.

KẾT LUẬN

XHH GDĐH là xu thế tất yếu của GDĐH hiện đại. Mặc dù các nội dung cụ thể của XHH GDĐH đã được triển khai trên thực tế trong hơn 20 năm qua, nhưng các vấn đề lý luận và thực tiễn của XHH GDĐH chưa từng được phân tích và đánh giá như một đối tượng

24

nghiên cứu cụ thể. Vận dụng hệ thống lý thuyết về XHH dịch vụ công để tiếp cận vấn đề nghiên cứu, luận án đã xây dựng định nghĩa, xác định nội dung, chỉ ra đặc điểm và phân tích vai trò của XHH GDĐH. Cùng đó, tiến trình và thực trạng XHH GDĐH ở Việt Nam trên năm nội dung chủ đạo đã được khảo sát bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu và các phương pháp điều tra xã hội học. Kết quả nghiên cứu của luận án không chỉ góp phần bổ sung thêm những bằng chứng về XHH một loại hình dịch vụ công cụ thể, mà còn là tiền đề thực tiễn cho việc đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách XHH GDĐH ở Việt Nam nói chung, cũng như thúc đẩy sự chủ động của các cơ sở GDĐH trong thực hiện XHH. Với các kết quả đạt được, luận án đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đồng thời đã kiểm chứng được các giả thuyết thông qua các số liệu định lượng và định tính. Tuy nhiên, do nghiên cứu tổng thể các nội dung của XHH GDĐH, luận án không thể đi sâu phân tích với mức độ như nhau ở tất cả các biểu hiện trên từng phương diện của các nội dung. Phạm vi nghiên cứu của từng nội dung chủ yếu bao gồm các khía cạnh thể hiện rõ nhất các phương diện của XHH. Đây là lựa chọn phù hợp với điều kiện và phạm vi của luận án, đồng thời là hướng phát triển đề tài về XHH GDĐH và về từng nội dung biểu hiện cho những nghiên cứu tiếp theo.

Cần tiếp tục đẩy mạnh XHH GDĐH trên cơ sở nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đổi mới và phát triển GDĐH trong thời kỳ mới. XHH GDĐH góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo của GDĐH, hoàn thiện các sứ mệnh then chốt của GDĐH đối với sự phát triển của xã hội nói chung. Thực hiện XHH GDĐH để thúc đẩy hiệu lực và hiệu quả của QLNN đối với giáo dục và GDĐH. XHH GDĐH là giải pháp then chốt để phát triển GDĐH ở Việt Nam trong hiện tại. Lựa chọn XHH GDĐH để góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT không chỉ bởi đây là một xu hướng của quản lý công hiện đại, mà còn bởi sự phù hợp của giải pháp này đối với GDĐH Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án quản lý công xã hội hóa giáo dục đại học ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)