c) Cách tổ chức:
1.2. Các trò chơi sử dụng công nghệ.
Các trò chơi không sử dụng công nghệ trên sẽ giúp các em vận động nhiều về tay chân, phát triển trí não và thể lực tuy nhiên nếu chỉ áp dụng mỗi hình thức đó mãi cũng khiến cho các em nhàm chán nên việc thường xuyên thay đổi trò chơi, cách chơi, hình thức chơi sẽ giúp các em hứng thú hơn rất nhiều. Một thuận lợi của lớp tôi là có ti vi, máy tính nên tôi thường kết hợp các công nghệ để thiết kế hoặc sưu tầm những trò chơi mới lạ để thu hút, lôi cuốn các em.
Sau đây là một số trò chơi sử dụng công nghệ mà tôi đã dùng: Ví dụ trò chơi: “Giải cứu những chú chim.”
GV đưa ra luật chơi: “Những chú chim bị nhốt trong lồng. Các em hãy giải cứu những chú chim bằng cách trả lời những câu hỏi mà cô đưa ra.”
Khi các em chọn lồng chim ở số bất kì để trả lời . Nếu các em trả lời đúng thì con chim trong lồng đó bay ra . Các em cảm thấy rất thích thú khi con chim đó được mình giải thoát.
Ví dụ trò chơi “Giải cứu đại dương.” GV đưa ra luật chơi:
“Tên phù thủy độc ác, nham hiểm đã bắt cóc hết sinh vật biển . Em hãy
giúp các nàng tiên cá giải cứu các sinh vật biển .”
Ví dụ trò chơi “Giải cứu thú cưng.” GV đưa ra luật chơi:
“Các chú cún đã bị bắt cóc và bị nhốt trong những chiếc chuồng. Trong lúc kẻ xấu đang say ngủ, các em hãy cố gắng trả lời đúng các câu hỏi và giúp các chú cún trốn thoát.”
Ví dụ trò chơi :“Thoát khỏi lưới nhện”. GV đưa ra luật chơi:
“Các bạn côn trùng không may bị vướng vào lưới nhện. Các em hãy giúp các bạn ấy thoát khỏi lưới nhện bằng cách trả lời nhanh và đúng các câu hỏi. Các bạn côn trùng sẽ rất cảm ơn các em đấy!”
Tương tự các trò chơi luôn thay đổi hình thức để các em luôn cảm thấy mới lạ như trò chơi: “Vượt chướng ngại vật.”
Nếu trả lời đúng thì xe sẽ vượt qua các chướng ngại vật và về đich.
Trò chơi: “Ăn khế trả vàng.” Những quả khế vàng là của quạ chiếm giữ . Muốn ăn được thì phải trả lời những câu hỏi mà quạ đưa ra.
Trò chơi: “ Bay lên nào”. Cô có thể dẫn dắt để tạo không khí cho các em chơi như sau: “Em hãy giúp các con vật thực hiện ước mơ bay lên bầu trời xanh bằng cách đọc đúng tất cả các âm, vần , tiếng hoặc từ mà cô đưa ra.”
Trò chơi : “Bảo vệ rừng xanh”. Gv nêu yêu cầu: “ Các em hãy đọc đúng các âm, tiếng, từ sau để các chú khỉ ngăn chặn hành vi phá rừng của nhóm lâm tặc.”
Trò chơi: Ong về tổ.
Ví dụ: Từ đưa ra là bài trước bài 7 trang 19: đa, đò, đố, đổ, dẻ.. GV nêu yêu cầu: Các em trả lời được thì các con ong sẽ về tổ.
Trò chơi: Đorêmon câu cá. GV đưa ra luật chơi: “Các em hãy giúp đôrêmon câu được những con cá bằng cách trả lời những câu hỏi mà cô đưa ra”
Trò chơi: “Giải cứu ngư dân”. Giáo viên có thể dẫn dắt : Các ngư dân đang gặp nguy hiểm giữa cơn bão. Hãy giúp Đội cứu hộ cứu các ngư dân bằng cách trả lời đúng các câu hỏi.
Ví dụ: Các trò chơi thường được sử dụng để liên kết bài mới như: Trò chơi lật
mảnh ghép
GV có thể đưa các câu hỏi bài trước để học sinh trả lời nếu trả lời đúng thì một mảnh ghép xuất hiện. Trả lời đúng hết thì bức tranh hoàn chỉnh hiện ra. Bức tranh đó chính nội dung bài mới . Từ bức tranh đó giáo viên sẽ dẫn dắt đến bài mới.
Ví dụ : Dạy bài ( trang 20 bài 8- TV 1 Cánh Diều) . GV khởi động bằng trò chơi lật mảnh ghép. HS sẽ trả lời những câu hỏi mà GV đưa ra ở bài kể chuyện “Hai con dê” HS sẽ trả lời sau mảnh ghép lật ra sẽ là bức tranh có liên quan đến bài mới “ Chồn con đi học”. Từ bức tranh giáo viên sẽ giới thiệu bài mới “ Chồn con đi học”.
Trò chơi : “ Sút bóng vào khung thành”:
Đối với dạng trò chơi này, tôi thường sử dụng cho dạng bài tìm tiếng có chứa vần.
Ví dụ : Tìm vần ưu, ươu. Tìm những tiếng có chứa vần ưu để sút vào khung thành có vần ưu. Tìm những tiếng có chứa vần ươu để sút vào khung thành có vần ưowu.
Trò chơi: “Ngộ Không thật, Ngộ Không giả.”
Đối với trò chơi này thường để chọn đáp án đúng/ sai. Trong phần tìm hiểu nội dung bài tập đọc chọn ý đúng.
Ví dụ bài 97: Giáo viên ôn lại bài cũ qua các hoạt động khởi động. Nhưng đến phần chọn ý đúng . GV đưa ý
a) Tảng đá ước được như biển rộng.
b) Tảng đá them được như những cánh buồm. Nếu em chọn đúng thì tôn ngộ không giả sẽ biết mất.
Còn rất nhiều trò chơi sử dụng công nghệ để giúp học sinh khởi động mà tôi không thể kể hết ra được. Nhưng chắc chắn với học sinh lớp 1 thì với các hình thức này luôn tạo nên hứng thú, sôi nổi để các em tham gia tích cực.