Trải qua thực tế giảng dạy khi áp dụng những hình thức khởi động trên vào các bài học, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Muốn thu hút được sự chú ý của học sinh, giáo viên cần phải chuẩn bị các hình thức khởi động chu đáo, phù hợp với nội dung bài học, nghiên cứu để tìm ra cách khởi động linh hoạt, hứng thú nhất. Giáo viên không ngừng khám phá, tìm ra các phương pháp, hình thức tổ chức sáng tạo, linh hoạt và hay hơn nữa để thu hút học sinh tham gia tích cực hơn từ đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
2. GV phải hiểu tâm lý học sinh lớp mình, phải có lòng nhiệt huyết hết lòng vì học sinh thân yêu; những ánh mắt háo hức, những nụ cười mãn nguyện của học sinh chính là động lực giúp người giáo viên làm tốt vai trò của mình.
3. GV phải công bằng, khách quan trong việc đánh giá xếp loại cho học sinh trong các hoạt động. Tuyệt đối không chê bai hay phê bình mà luôn động viên, khích lệ đội thua. Còn đội thắng thì không để cho các em có tư tưởng tự kiêu mà tất cả đều bình đẳng và cố gắng ở buổi sau. Mỗi lời nói, nét mặt, cử chỉ của giáo viên đều có tác động rất lớn đối với học sinh, giáo viên phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
4. Tổ chức thường xuyên và đều đặn các hoạt động, kiên quyết không bỏ qua một em nào trong các hoạt động. Khuyến khích, tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ rõ rệt.
5. Học sinh tích cực ,luôn học hỏi tìm tòi chương trình và kiến thức mở rộng. Biết tham gia các hoạt động sôi nổi, hào hứng để trau dồi cho mình vốn hiểu biết và khả năng giao lưu ngày phong phú, chủ động hơn.
6. Qua thực tiễn dạy học, có thể thấy rằng hoạt động khởi động có vai trò quan trọng trong giờ dạy học. Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì giáo viên
cần linh hoạt, nhạy bén trong cách tổ chức và thực hiện. Việc đa dạng hóa hoạt động khởi động là cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà quá chú trọng, dành nhiều thời gian cho nó để biến giờ học thành giờ chơi .