IV. Thách thức, khó khăn và giải pháp giải quyết nợ xấu của NHTM hiện nay
4. Đánh giá tác động của Covid-19 lên vấn đề nợ xấu và cách thức giải quyết trong
việc thu hồi vốn về quay vòng bằng cách chấp nhận chịu lỗ (hạ giá bán) thì cũng có thể liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng sản phẩm của nhau.Việc tăng tính minh bạch trong thông tin tài chính và nâng cao chất lượng quản trị cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo niềm tin tín dụng với ngân hàng. Ông Matthew Lourey - một chuyên gia kinh tế cũng đã đưa ra gợi ý về việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm giải quyết nợ xấu như sau: “Việc ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện tái cấu trúc, đưa lại kết quả là công ty có được hoạt động bền vững và không bị rơi vào tình trạng phá sản”.
4. Đánh giá tác động của Covid - 19 lên vấn đề nợ xấu và cách thức giải quyết trong hiện nay hiện nay
a, Tác động
Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có thể kể đến ngành dịch vụ vận tải, ngành may mặc, da giày, du lịch, nhà hàng, khách sạn… Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thị trường bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng, sức tiêu thụ hàng hoá giảm, doanh thu giảm mạnh, cả đầu vào và đầu ra đều không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp bị giãn đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, do đó không có nguồn thu để trả nợ khiến cho các NHTM phải đối mặt với nguy cơ tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
39 Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, cả nước ta có gần 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trong đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 46.600, tăng 62,2% so với năm trước. Có gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và gần 17.500 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đạt gần 8.500 doanh nghiệp.
b, Cách thức xử lý
Đứng trước khó khăn của nền kinh tế, NHNN đã 3 lần hạ lãi suất điều hành và ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Nợ được phép cơ cấu lại như trên cần phải thỏa mãn 3 yếu tố sau: - Thứ nhất, nợ có nguồn gốc từ hoạt động cho vay và cho thuê tài chính.
- Thứ hai, nợ phải trả nợ gốc hoặc/và lãi, tính từ ngày 23 tháng 1 năm 2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng từ ngày đại dịch Covid-19 được chính thức công bố kết thúc bởi Thủ tướng Chính Phủ.
- Thứ ba, những khoản nợ cảu khách hàng không có có khả năng trả nợ đúng hạn (gồm nợ gốc và/hoặc lãi) do không tạo ra thu nhập (doanh thu) theo hợp đồng tín dụng đã ký. (thời hạn của số dư nợ được quy định cụ thể xem trong Thông tư)
Việc miễn, giảm lãi, phí sẽ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng mà khoản nợ đã đến hạn thanh toán cả gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian tương tự như trên đến ngày liền kề sau ba tháng tính từ thời điểm hết dịch Covid-19 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong giải pháp giữ nguyên nhóm nợ, đối với số dư nợ, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR theo thời hạn đã được cơ cấu lại theo quy định của pháp luật nhưng không cần phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.
Tính đến cuối tháng 12/2020, có khoảng 270 nghìn khách hàng đã được các tổ chức tín dụng cơ cấu thời hạn trả nợ với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; và có khoảng 590 nghìn khách hàng được miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Một giải pháp cần thiết để hạn chế nợ xấu gia tăng cũng được đánh giá phù hợp trong giai đoạn hiện nay đó là việc các NHTM cần nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong
40 ngắn hạn và điều chỉnh danh mục cho vay. Thậm chí, hướng tới điều chỉnh danh mục tài sản tiến tới giảm tỷ trọng tài sản tín dụng và tăng tài sản phi tín dụng trong dài hạn.
Rủi ro nợ xấu của các ngân hàng vẫn luôn hiện hữu, có thể bộc lộ rõ hơn trong năm 2021 và ngành Ngân hàng vẫn nặng gánh nợ xấu trích lập dự phòng rủi ro được Fitch Ratings nhận định sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài. Chính vì vậy, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.