Giải pháp bán nợ cho VAMC để giải quyết nợ xấu

Một phần của tài liệu NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ (Trang 40 - 50)

IV. Thách thức, khó khăn và giải pháp giải quyết nợ xấu của NHTM hiện nay

5. Giải pháp bán nợ cho VAMC để giải quyết nợ xấu

5.1. Tổng quan về VAMC

VAMC là tên viết tắt của “Vietnam Asset Management Company” - là công ty TNHH Một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, địa chỉ đặt tại 22 Hàng Vôi - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp đặc thù được Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, là công ty TNHH một thành viên trực thuộc ngân hàng nhà nước và được thành lập vào ngày 27/6/2013. Trải qua 9 năm ra đời, VAMC đã và đang tích cực mua lại hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu mỗi năm và thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt để giải quyết vấn đề nợ xấu trong các NHTM. Có thể nói, VAMC là loại công cụ đắc lực của nhà nước trong công tác giải quyết nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, đồng thời góp phần giúp đỡ giảm thiểu rủi ro của các khoản nợ xấu một cách tốt nhất cho các NHTM và các TCTD. Về nguyên tắc hoạt động của VAMC, trước hết công ty này hoạt động không vì mục tiêu kiếm lời, chủ yếu dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi, công khai – minh bạch. Kể từ đầu tháng 10 năm 2013, hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu của các NHTM và TCTD do VAMC thực hiện đã chính thức được bắt đầu, dựa trên nền tảng là kế hoạch đã được NHNN thông qua mỗi năm. Sau quá trình thu mua nợ xấu của các TCTD thì VAMC tiến hành thực hiện các biện pháp thu hồi nợ như đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bên cạnh đó còn có thể khởi kiện, bán nợ hay phát mại tài sản bảo đảm hoặc ủy quyền cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ.

41 Cơ cấu tổ chức của VAMC (Nguồn: https://sbvamc.vn/)

5.2. Chức năng, hình thức và nguyên tắc mua bán nợ xấu của VAMC

a, Chức năng:

Công ty Quản lý tài sản lúc bắt đầu đi vào hoạt động với chức năng là một phần của Ngân hàng Nhà nước, là công cụ giúp Nhà nước xử lý nợ xấu nhanh hơn, tài chính hoạt động lành mạnh, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được giảm thiểu rủi ro, cùng với đó đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hợp lý. VAMC thực hiện những chức năng cụ thể như:

• Thực hiện hoạt động mua lại nợ xấu của NHTM và các TCTD;

• Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm và các tài sản có liên quan;

• Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;

• Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;

• Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;

• Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;

• Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

• Tổ chức bán đấu giá tài sản; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;

42 • Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.

b, Hình thức:

Về hình thức, theo thông tư 19, VAMC có thể mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt hoặc

theo giá thị trường.

Với hình thức VAMC ban hành trái phiếu đặc biệt, giúp giảm thiểu tình trạng sử dụng ngân sách bơm tiền vào nền kinh tế để giải quyết tình trạng nợ xấu, VAMC sẽ mua lại nợ xấu theo giá trị trường và chi trả bằng trái phiếu cho doanh nghiệp, công ty tín dụng. Khi hết hạn mà VAMC vẫn chưa giải quyết được nợ xấu thì tổ chức tín dụng phải dùng trái phiếu này mua lại nợ xấu từ VAMC. Loại trái phiếu đặc biệt này có ưu điểm là các tổ chức tín dụng có thể dùng nó để chiết khấu việc mượn tiền từ ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên ngân hàng nhà nước vẫn quyết định tỷ lệ tái cấp vốn nên sức mạnh của loại trái phiếu này vẫn chưa được đảm bảo.

Theo quy định của Thông tư 19, nếu VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường thì phải định giá hoặc thuê tổ chức độc lập về chức năng định giá để xác định khoản nợ xấu trị giá bao nhiêu. Các phương án chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của NHNN và đảm bảo theo quy định hiện hành của NHNN về mua bán nợ xấu áp dụng với các TCTD.

c, Nguyên tắc:

Mua bán nợ xấu của VAMC được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây (được trích từ thông tư 19):

- Công khai, minh bạch;

- Tuân thủ đúng quy định được ghi trong hợp đồng mua, bán nợ và quy định của pháp luật; - Ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu chi phí trong hoạt động mua bán nợ xấu;

- Mua, bán nợ xấu sẽ được tiến hành với từng khoản nợ xấu. Hoặc xảy ra các trường hợp khác sẽ được áp dụng:

• Theo từng khách hàng vay nếu họ có nhiều khoản nợ xấu tại một tổ chức tín dụng • Theo từng nhóm khách hàng vay nếu họ dùng một TSBĐ cho các khoản nợ xấu của

nhiều khách hàng tại một TCTD

• Theo hình thức khác sẽ do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật Ngoài ra, theo quy định trong Thông tư 19, đối với hoạt động mua bán nợ xấu giữa VAMC và NHTM hay các TCTD thì “toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua bán nợ”.

5.3. Việc bán nợ cho VAMC của ngân hàng thương mại và các TCTD khác

a, Ưu điểm:

43 Về bản chất, sau khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ nhận được một lượng trái phiếu nhất định do VAMC phát hành ra dựa trên các giá trị thu mua khoản nợ (=100% giá trị sổ sách). Và hàng năm, các ngân hàng thực hiện bán nợ cho VAMC phải trích dự phòng 20% cho lượng trái phiếu này, với lãi suất 0%/năm. Lượng trái phiếu mà VAMC phát hành cho ngân hàng này sẽ có thời hạn 5 năm và khi đáo hạn, giá trị trái phiếu mặc định coi là 0 đồng. Điều này có nghĩa là NHTM đã tất toán xong khoản nợ, trích lập dự phòng hết nợ, và tỷ lệ nợ xấu vẫn được ghi nhận ở mức tốt.

Chính vì vậy, việc ngân hàng bán các khoản nợ xấu cho VAMC sẽ đem lại một mặt tích cực, có lợi cho ngân hàng. Thay vì việc ngân hàng vừa phải trích lập dự phòng rủi ro, mà nợ xấu vẫn nằm trong bảng cân đối tài sản thì khi NHTM bán nợ xấu cho VAMC, nợ xấu sẽ được chuyển ra khỏi bảng cân đối đó. Từ đó giúp làm sạch hóa bảng CĐKT của ngân hàng, đồng thời việc bán khoản nợ xấu nhận về được trái phiếu đặc biệt nên sẽ được hạch toán sang khoản mục đầu tư, điều này vừa giúp TCTD và NHTM làm đẹp bảng CĐKT, vừa kéo dài thời gian xử lý nợ để đảm bảo cân đối nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh. Lợi ích thứ hai nữa là đối với những khoản nợ xấu thực tế phải chuyển đến nhóm 5, NHTM phải trích lập đủ 100% dự phòng để xử lý rủi ro thì với việc bán nợ cho VAMC, NHTM có thể kéo dài thời gian trích lập lên đến 5 năm. Đây là lợi ích lớn nhất mà NHTM và TCTD có được từ việc bán nợ xấu cho VAMC, vì với quy mô nợ xấu và thực lực của nhiều NHTM, TCTD hiện nay, việc trích lập dự phòng đôi khi là quá sức đối với họ nếu không được kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Lợi ích thứ ba là các trái phiếu đặc biệt mà NHTM nhận được từ VAMC khi bán nợ xấu có thể được sử dụng để tiến hành vay tái cấp vốn tại NHNN, tạo nguồn kinh doanh cho chính ngân hàng. Hơn thế nữa, NHTM và các TCTD còn nhận được sự hỗ trợ tích cực về mặt pháp lý và nguồn lực trong quá trình xử lý TSBĐ bằng tiền vay để thu nợ (được quy định rõ ràng trong Thông tư 19, về trách nhiệm của VAMC và các đơn vị có liên quan thuộc NHNN trong việc xử lý và hỗ trợ xử lý thu hồi nợ xấu).

Đối với khách hàng có nợ xấu được NHTM và TCTD bán cho VAMC:

Lợi ích đầu tiên mà khách hàng nhận được chính là khả năng được xem xét cấp tín dụng mới. Sau khi bán được khoản nợ xấu của mình cho VAMC, nếu khách hàng có những phương án đầu tư, kinh doanh có hiệu quả thì vẫn được NHTM, TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, cấp tín dụng trên cơ sở thỏa thuận và tuân theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, với những khoản vay đã quá hạn thanh toán, VAMC có thể sẽ xem xét để hạ lãi hoặc có thể miễn hoàn toàn các khoản lãi phạt, lãi vay hay các khoản phí mà khách hàng chưa trả được của khoản nợ xấu đã mua trong trường hợp khoản nợ xấu và khách hàng vay tuân thủ đúng theo như quy định được ghi tại điểm 1, Điều 29 TT 19. VAMC có thể cùng thỏa thuận với NHTM bán nợ để cân nhắc miễn giảm phí hay các khoản lãi phạt, lãi vay

44 đã quá hạn thanh toán cho khách hàng trong trường hợp xảy ra sau khi hai bên thực hiện ký hợp đồng mua bán nợ xấu được mua bởi 1 loại TPĐB.

Thứ ba, khách hàng cũng sẽ được VAMC cân nhắc để điều chỉnh thời hạn trả nợ thông qua các hình thức như: gia hạn, cơ cấu lại kỳ hạn nợ của các khoản nợ xấu đã mua khi khách hàng đáp ứng được 2 điều kiện sau:

• Phương án trả nợ khả thi, có hiệu quả;

• Chứng minh được là có năng lực tài chính để chi trả cho các khoản nợ ở các kỳ tiếp theo sau khi đã thực hiện gia hạn hoặc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ.

Thứ tư, VAMC có thể xem xét để cấp cho khách hàng một vài cách thức hỗ trợ tài chính nhằm giúp khách hàng có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo ra nguồn tiền để trả nợ dưới hình thức như: bảo lãnh cho khách hàng để khách hàng có thể dễ dàng thực hiện hoạt động vay vốn; đầu tư, cung cấp tài chính thông qua hoạt động cho vay, mua TPDN; các hình thức hỗ trợ khác được sự đồng ý từ phíaThống đốc Ngân hàng Nhà nước sau đó.

Thứ năm, VAMC có thể xem xét để góp vốn điều lệ, vốn cổ phần vào các khách hàng doanh nghiệp có khả năng tái cơ cấu. Đây được nhận định là một giải pháp khá mở để tái cấu sản xuất của Nhà nước thông qua VAMC và thực tế cho thấy, có khá nhiều NHTM, TCTD cũng đã thực hiện chuyển nợ xấu thành vốn góp để cấu trúc lại sản xuất cho khách hàng, tạo nguồn thu hợp lí và bước đầu đã thu được những thành quả tích cực.

Thứ sáu, nếu xảy ra tình trạng điều kiện bảo đảm của khoản nợ xấu bị điều chỉnh, khách hàng sẽ được bảo vệ. Bởi trong việc mua bán nợ giữa các NHTM, TCTD với VAMC thì bên bán nợ cần phải chuyển giao theo “Hợp đồng mua bán nợ” tất cả mọi quyền cũng như lợi ích hợp pháp gắn liền với khoản nợ xấu, TSĐB và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu một cách nguyên vẹn sang cho bên mua. Nếu trong quá trình đó có bất cứ thỏa thuận sửa đổi, bổ sung điều kiện bảo đảm cho khoản nợ xấu nào giữa VAMC và NHTM hoặc TCTD thì phải được sự đồng ý thông qua của khách hàng vay và bên bảo đảm bằng văn bản.

b, Nhược điểm:

Việc mua lại nợ xấu của VAMC sẽ giúp các ngân hàng tránh rơi vào tình thế bị động trong quá trình giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nợ xấu nội bảng của ngân hàng cũng phải ở mức thấp và có phần lợi nhuận đủ dồi dào để trích lập dự phòng rủi ro của các khoản nợ nhận về. Về bản chất khoản nợ xấu được VAMC mua lại chỉ giúp cho NHTM giải quyết trước mắt về mặt hạch toán sổ sách cũng như kéo dài thời gian trích lập dự phòng, chứ thực tế khoán nợ xấu đó vẫn chưa được xử lý một cách triệt để. Hiểu theo nghĩa khác thì hoạt động bán nợ xấu cho VAMC của các NHTM chỉ giúp làm đẹp sổ sách

45 của ngân hàng nhờ giảm được tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức quy định của Nhà nước thôi chứ khoản nợ xấu vẫn còn đó và vẫn đang chờ để thu hồi.

Quá trình mua bán nợ xấu của VAMC và TCTD cũng không phải là hình thức mua đứt, bán đoạn, mà trách nhiệm xử lý nợ xấu vẫn thuộc về ngân hàng, TCTD. Việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ủy quyền cho ngân hàng. Khi một khoản nợ được xử lý thì ngân hàng sẽ được hưởng 85% số tiền thu từ giải quyết nợ xấu, 15% còn lại thuộc về VAMC. Mỗi năm, ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho trái phiếu VAMC. Việc này đồng nghĩa lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm rất mạnh, thậm chí ăn mòn cả vốn điều lệ. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng sẽ không muốn bán nợ cho VAMC, mà muốn ôm nợ, giấu nợ để giảm áp lực thua lỗ với cổ đông.

Bên cạnh nhiều nhà băng đã dùng lợi nhuận để mua lại hết các khoản nợ đã bán cho VAMC như Vietcombank, MBBank, VIB, Techcombank, hoặc các ngân hàng có khoản nợ bán cho VAMC thấp như HDBank, ACB... việc làm này giúp các nhà băng "kê cao gối", khi nợ xấu ở mức an toàn; thì vẫn còn không ít các ngân hàng đứng ngồi không yên khi các khoản nợ đã bán cho VAMC, sau thời gian "gửi" VAMC để đổi lấy trái phiếu đặc biệt giai đoạn 2014 -2015 thì đến nay lại quay vòng trở về ngân hàng bởi thời hạn của số trái phiếu này chỉ là 5 năm.

Đi theo đúng lộ trình thì các ngân hàng phải nhanh chóng thực hiện tất toán khoản nợ xấu đã bán cho VAMC đến cuối năm 2019 và 2020. Mặc dù đó là điều cần thiết và chắc chắn phải làm, nhưng không phải ngân hàng nào cũng có thể dễ dàng thuận lợi trong quá trình tất toán cho VAMC, đặc biệt là đối với những NHTM vẫn còn khối lượng nợ xấu tương đối lớn thì điều này càng trở nên khó khăn hơn gấp bội. Kể cả những ngân hàng lớn trong ngành như NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam hay BIDV cũng cần thời gian để từ từ giải quyết các khoản nợ xấu đó.

Còn đối với các ngân hàng còn lại mà chưa thể hoàn thiện việc tất toán trái phiếu VAMC thì buộc phải trích lập DPRR theo đúng quy định pháp luật với 20% cho trái phiếu của VAMC. Hoạt động trích lập dự phòng cho trái phiếu đó chắn chắn sẽ kéo theo lợi nhuận của các ngân hàng này bị giảm sút, và các cổ đông của những NHTM chưa tất toán hết trái phiếu cho VAMC nhiều khả năng là sẽ không được chia cổ tức bằng tiền mặt cho tới khi hoàn tất thanh toán các khoản TPĐB cho VAMC. Theo đó, với quy mô tài chính ở mức khiêm tốn, việc VAMC mua nợ theo giá thị trường sẽ chỉ khả thi với những khoản nợ quy mô nhỏ. Đồng thời, việc định giá khoản nợ thỏa mãn được mong muốn các bên sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Cùng với đó, mua bán nợ theo giá thị trường chỉ thành công nếu tồn tại một thị trường mua bán nợ thực sự với sự tham gia tích cực của các tổ chức cá nhân. Ngoài ra, quy định pháp lý về mua bán, sở hữu tài sản nợ xấu hiện nay nhìn chung vẫn chưa hoàn

Một phần của tài liệu NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)