Thị trường mở

Một phần của tài liệu Thị trường tiền tệ việt nam (Trang 27 - 31)

7. Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam

7.2. Thị trường mở

7.2.1. Khái niệm

“Thị trường mở là bộ phận của thị trường tiền tệ là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán ngắn hạn các chứng từ có giá giữa NHTW và NHTM và các tổ chức khác”.

Với Việt Nam nghiệp vụ thì trường mở là công cụ rất quan trọng và cần thiết trong việc điều hành ở Việt Nam. Do đó việc điều hành chính sách thị trường ở Việt Nam trong thời gian qua có thể thấy hạn chế của công cụ trực tiếp là thiếu chủ động, thiếu hiệu quả, sự phối hợp chưa chặt chẽ…

Do đó cần phải có công cụ gián tiếp – Nghiệp vụ thị trường mở có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và chủ động.Cho nên đến tháng 7/2000 nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu vận hành ghi nhận việc chuyển điều hành chính sách tiền tệ từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp của NHNN Việt Nam.

- NHTW: thực hiện chức năng nghiệp vụ NHTW tức là thực hiện việc mua hoặc bán ra các giấy tờ có giá (chủ yếu là ngắn hạn) nhằm thay đổi cơ số tiền tệ trên cơ sở đó tác động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất ngắn hạn.

- Các NHTM: làm nhiệm vụ nhận tiền gửi đóng vai trò là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới dạng cho vay trực tiếp.

- Các định chế tài chính phi ngân hàng: là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn và không làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia bao gồm: các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư…tham gia hoạt động trên thị trường mở với tư cách là nhà đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá.

7.2.3. Các giao dịch trên thị trường 7.2.3.1. Giao dịch không hoàn lại

- Khái niệm:Giao dịch không hoàn lại là việc NHTW mua, bán giấy tờ có giá với các đối tác của mình mà không có bất kì một cam kết nào về việc bán hoặc mua lại các giấy tờ có giá đó (Giao dịch không hoàn lại còn gọi là giao dịch mua hẳn, bán hẳn/ mua đứt, bán đứt).

- Đặc điểm:

+ Giao dịch không hoàn lại chỉ được thực hiện một chiều: NHTW chỉ bán hoặc chỉ mua, người mua có quyền sở hữu không thời hạn đối với giấy tờ có giá đã mua (quyền sở hữu giấy tờ có giá được chuyển hẳn từ người bán sang người mua).

+ Giao dịch không hoàn lại tác động trực tiếp đến dự trữ của ngân hàng, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường:

 NHTW bán hẳn giấy tờ có giá dự trữ sơ cấp của ngân hàng giảm  

lượng tiền cung ứng giảm, lãi suất thị trường tăng.

 NHTW mua hẳn giấy tờ có giá dự trữ sơ cấp của ngân hàng tăng  

lượng tiền cung ứng tăng, lãi suất thị trường giảm.

+ Giao dịch không hoàn lại được sử dụng trong trường hợp NHTW muốn điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế một cách rõ ràng và dứt khoát.

+ Các giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch không hoàn lại thông thường thỏa mãn các điều kiện sau:là các công nợ, mức rủi ro thấp, được phát hành bởi các tổ chức đủ điều kiện.

- Khái niệm:Giao dịch có hoàn lại là việc NHTW mua, bán các giấy tờ có giá với đối tác của mình có kèm theo hợp đồng mua lại – tức là giấy tờ có giá đã được mua (bán) sẽ được bán (mua) lại vào một ngày xác định trong tương lai (còn được gọi là giao dịch có kỳ hạn).

- Đặc điểm:

+ Giao dịch có kỳ hạn được thực hiện 2 chiều: NHTW vừa đóng vai trò là người mua, vừa đóng vai trò là người bán; quyền sở hữu giấy tờ có giá chỉ được chuyển giao tạm thời trong thời hạn 2 bên đã cam kết.

+ Giao dịch có kỳ hạn không ảnh hưởng đến trạng thái dự trữ của các ngân hàng vì nó mang tính chất như một giao dịch hoán đổi. Kết thúc hợp đồng, trạng thái dự trữ của các ngân hàng sẽ trở lại như ban đầu giao dịch có hoàn lại triệt tiêu được những ảnh hưởng không dự tính trước tới dự trữ của ngân hàng.

So với giao dịch không hoàn lại, giao dịch có hoàn lại có chi phí giao dịch rẻ hơn.

- Lợi ích:

+ Giao dịch có kỳ hạn giúp cho việc thực thi chính sách tiền tệ có sự mềm dẻo và linh hoạt.

+ Được sử dụng trong trường hợp NHTW muốn thị trường tiền tệ thay đổi tạm thời hoặc muốn thay đổi cơ cấu tiền dự trữ để tạo điều kiện cho các tài chính tín dụng hoạt động kinh doanh tốt hơn.

+ Giấy tờ có giá trị sử dụng trong giao dịch không hoàn lại phải là giấy tờ có giá có tính thanh toán cao và thỏa mãn các quy định của NHTW.

7.2.4. Hàng hóa của thị trường mở

* Các loại hàng hóa của thị trường mở bao gồm:

- Tín phiếu kho bạc: là loại giấy nợ do chính phủ phát hành dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan trọng để NHTW điều hành chính sách tiền tệ. Tín phiếu kho bạc thường có thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng. Tín phiếu kho bạc là hàng hóa được mua bán nhiều nhất trên thị trường mở. Sự thay đổi lãi suất tín phiếu kho bạc sẽ ảnh hưởng đến lãi suất thị trường.

- Tín phiếu NHTW: là giấy nhận nợ của NHTW đối với người mua tín phiếu. Tín phiếu NHTW phát hành nhằm điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Việc mua bán tín phiếu NHTW tạo sự chủ động cho NHTW trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

- Trái phiếu chính phủ: là chứng khoán nợ dài hạn do chính phủ phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt ngân sách nhà nước.Trái phiếu chính phủ được giao dịch phổ biến trên thị trường mở.

- Trái phiếu đô thị: là giấy nhận nợ do chính quyền của các đô thị lớn phát hành nhằm tập trung nguồn vốn cho việc đầu tư vào các công trình, dự án của đô thị.Trái phiếu đô thị là một dạng trái phiếu của chính phủ, nhưng được chính quyền địa phương phát hành để phục vụ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

- Chứng chỉ tiền gửi: là giấy nợ của NHTM đối với người sở hữu nó. Chứng chỉ tiền gửi do các NHTM phát hành để huy động vốn trên thị trường với thười hạn xác định.Trên thực tế, chứng chỉ tiền gửi rất ít được giao trên thị trường mở.

- Hối phiếu: là giấy nợ thuong mại – là mệnh giá trả tiền với điều kiện do người bán kí phát cho người mua (người bị kí phạt) để ra lệnh cho người mua trả một số tiền nhất định cho một người nào đó (người hưởng lợi) vào một thời điểm xác định. Ở Việt Nam, hối phiếu chưa được giao dịch trên thị trường mở.

* Các điều kiện hàng hóa trên thị trường mở: - Được phát hành và lưu thông hợp pháp - Được giao dịch, mua bán, chuyển nhượng

- Các giấy tờ có giá được giao dịch phải được phát hành và thanh toán bằng đồng VND;

- Phải đăng kí giấy tờ có giá giao dịch phải tại NHNN theo qui định - Các giấy tờ có giá mua bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày. 7.2.5. Kết quả và một số hạn chế bất cập

- Kết quả:

+ Số lượng thành viên tham gia tăng lên hàng năm. Đến nay là có 35 thành viên tham gia.

+ Tần suất và khối lượng trúng thầu tăng dần qua các năm - Một số hạn chế, bất cập:

+ Luật công cụ chuyển nhượng đã có hiệu lực từ những năm 2006 nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

+ Các giấy tờ có giá có thể sử dụng trong gia dịch trên thị trường tiền tệ vẫn tập trung chủ yếu ở các NHTM Nhà nước.

+ Số lượng thành viên tham gia hạn hẹp nên lãi suất thị trường mở chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường.

Một phần của tài liệu Thị trường tiền tệ việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)