Định hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu Thị trường tiền tệ việt nam (Trang 34 - 38)

9.1. Định hướng.

Trong quá trình hội nhập như gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), kí kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia nhiều tổ chức quốc tế và hợp tác song phương khác. Trong những năm gần đây hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ở trình độ cao hơn và ngày càng mạnh mẽ. Thị trường tài chính tiền tệ

Việt Nam sẽ hội nhập ngày càng sâu với thị trường khu vực và thế giới, khi đó để phát triển thị trường tiền tệ thực hiện có hiệu quả vai trò điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Và để thực hiện được thì thị trường tiền tệ Việt Nam cần phát triển theo định hướng sau:

- Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, đồng bộ, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD. Theo đó, thị trường tiền tệ sẽ phát triển mạnh trên cơ sở tổ chức và củng cố thi trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, tăng cường vai trò giám sát, điều hành, khả năng kiểm soát, điều tiết thị trường của NHNN.

- Phát triển thị trường tín phiếu khoa bạc.

- Tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch.

- Tăng cường liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận, giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường, khả năng phòng ngừa và khả năng chuyển đổi rủi ro của các thị trường.

- Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường tiền tệ.

Nhìn nhận về những mặt hạn chế của thị trường tiền tệ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN) cho rằng, chính sách tiền tệ theo đuổi nhiều mục tiêu, sử dụng các cụ mang tính hành chính đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển, cần phải được đổi mới. Chia sẽ góc nhìn này, ông Mishra đưa quan điểm: “Có lẽ đã đến lúc phải giảm dần các giải pháp ngắn hạn và đưa ra các giải pháp dài hạn nhiều hơn.”

Lộ trình để chính sách tiền tệ hướng đến kiểm soát lạm phát mục tiêu đã được nhiều chuyên gia nêu lên theo kịch bản hai giai đoạn. Trong những năm vừa qua áp lực lo vốn cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng vẫn rất lớn. Bởi vì thị trường tài chính, thị trường trái phiếu chưa phát triển để “gánh” cùng hệ thống ngân hàng. “Như vậy, vẫn phải cần mở rộng tín dụng”, bà Thanh nói. Cho nên, chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay sẽ hướng tới kiểm soát lạm phát thông qua việc kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng và tốc độ tín dụng, định hướng rõ nét đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục giảm dần cho vay ngoại tệ, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối.

Còn trong trung hạn, ông Đoàn Hồng Quang – Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới cho rằng, việc thiết kế chính sách vĩ mô cần tính đến độ

trễ, hiệu lực của từng chính sách và tiên liệu những tác động qua lại và giảm những ảnh hưởng tiêu cực, triệt tiêu nhau của chính sách. Bà Thanh nêu chi tiết thêm về giải pháp, trong dài hạn cần hướng tới điều tiết thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát một cách chủ động trên cơ sở sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp, lấy lãi suất làm công cụ chủ đạo trong điều hành. Cụ thể là sẽ phải hình thành được khung lãi suất và lãi suất định hướng trên thị trường liên ngân hàng; cơ chế phối hợp giữa các công cụ chính sách trong điều hành; hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ dựa trên cơ sở chương trình tiền tệ được thiết lập hàng năm và 5 năm. Ngoài ra chất lượng phân tích dự báo lạm phát, tiền tệ phải đảm bảo mức độ sai số không làm ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành; mô hình hóa được tác động của chính sách tiền tệ qua các kênh đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong đó nhấn mạnh vấn đề thực thi. Đôi khi chính sách tốt nhất nhưng thực thi chưa tốt và đôi khi chúng ta phải chấp nhận chính sách chưa phải là tốt nhất nhưng có khả năng thực thi tốt.

9.2. Giải pháp

9.2.1. Giải pháp trước mắt

Tháo gỡ ngay một số vướng mắt pháp lý để tạo thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ và tăng cường công cụ giao dịch thị trường tiền tệ, cụ thể như:

+ Đề nghị chính phủ cho phép trái phiếu đặc biệt được giao dịch trên thị trường tiền tệ như các loại trái phiếu khác của Chính Phủ.

+ Đề nghị Bộ Tài chính xem xét phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc với nhiều loại kì hạn.

+ Đề nghị NHNN bổ sung, sửa đổi một số quy định để tăng thêm tính thông thoáng cho thị trường.

- Điều hành linh hoạt thị trường mở và thị trường đấu thầu trái phiếu Chính Phủ, đó là:

- Điều hành linh hoạt thị trường mở với việc tăng số phiên và số lượng giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn và lãi suất để hút vốn khả dụng tạm thời của các TCTD.

- NHNN và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm và linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến thị trường.

9.2.2. Các giải pháp thường xuyên và lâu dài

+ Sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Công cụ chuyển nhượng để mở rộng áp dụng các công cụ mới (như thương phiếu) trên thị trường. Đối với các công cụ đã hình thành trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu của các NHTM… cần tiếp tục chuẩn hóa để tạo ra điều kiện cho các công cụ này được giao dịch trên thị trường thứ cấp.

+ Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiên các công cụ phát sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các NHTM thực hiện giao dịch quyền chọn tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần cải thiện tính thanh khoản cho thị trường.

+ Tiếp tục hoàn thiện các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường thứ cấp (như ban hành quy định về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD đối với khách hàng…) nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD và các thành viên khác trên thị trường.

+ Tiếp tục triển khai việc hoàn thiện các văn bản pháp lý cho việc hình thành và phát triển các thành viên chuyên nghiệp trên thị trường tiền tệ nhất là các nhà tạo lập thị trường.

- Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường của NHNN.

+ Nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc đổi mới và hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp, nhất là nghiệp vụ thị trường mở.

+ Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, xác định rõ lãi suất chủ đạo định hướng lãi suất thị trường. NHNN phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để hình thành đường cong lãi suất chuẩn, tăng cường tính thị trường của lãi suất tín phiếu kho bạc, cũng như đa dạng hóa kỳ hạn của tín phiếu.

+ Tăng cường đào tạo về kinh tế vĩ mô và kinh tế lượng, nâng cao trình độ phân tích, dự báo cho cán bộ ngân hàng; Đổi mới công tác phân tích, dự báo tiền tệ theo phương hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng để có các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, hiệu quả.

+ Nâng cấp và đồng bộ hóa máy móc thiết bị, chương trình phần mềm, ứng dụng nối mạng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ, đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ qua NHNN.

+ NHNN sớm xây dựng hệ thống mạng theo dõi các hoạt động trên thị trường tiền tệ, nhất là hoạt động trên thị trường liên ngân hàng nhằm bắt kịp thời thông tin về tình hình thị trường phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ ngành theo hướng tin học hóa, đảm bảo

nắm bắt được đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin; tăng cường phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành để phục vụ công tác phân tích, dự báo tiền tệ.

+ NHNN tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các thành viên thị trường tiếp cận với các công cụ thị trường tiền tệ.

- Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn, năng lực kinh doanh của các TCTD – các thành viên chủ yếu của thị trường.

+ Các TCTD có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn phù hợp với thông lệ quốc tế, thực hiện phân tích lưu chuyển vốn trên cơ sở theo dõi kỳ hạn của các khoản mục trên bảng cân đối.

+ Hoàn thiện hệ thống tin thanh toán nhằm thực hiện quản lý vốn tập trung, trực tuyến điều chuyển vốn linh hoạt trong nội bộ từng hệ thống ngân hàng, cũng như giữa các ngân hàng; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, năng lực tài chính và sức cạnh tranh.

+ Chuẩn hóa tổ chức hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ ở các NHTM đảm bảo tách bạch rõ ràng giữa các chức năng kinh doanh với chức năng thanh toán và quản lý rủi ro.

+ Các NHTM tăng cường công tác đào tạo cán bộ trong hoạt động thị trường tiền tệ, nâng cao trình độ kinh doanh, giao dịch tiền tệ cùng với việc xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động

Một phần của tài liệu Thị trường tiền tệ việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)