- Khái niệm: TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dich vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dich vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
- Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
Công ty Cổ phần phát triển Miseno Lighting là một doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ nên TSCĐ không nhiều, chủ yếu là TSCĐ hữu hình. Những năm gần đây, Công ty không có TSCĐ vô hình, hoạt động đầu tư TSCĐ diễn ra không thường xuyên, nhu cầu đầu tư TSCĐ không lớn nên việc theo dõi và hạch toán TSCĐ không quá phức tạp.
Công ty không có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Kế toán TSCĐ tại công ty thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
+ Tổ chức ghi nhận và theo dõi TSCĐ theo Nguyên giá, hao mòn lũy kế, Giá trị còn lại.
+ Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng. + Theo dõi tình hình sửa chữa TSCĐ.
+ Định kỳ kiểm kê TSCĐ.
+ Cuối kỳ tiến hành tổng hợp số liệu, khóa sổ, phục vụ cho công tác lập Báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc, yêu cầu:
+ Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong doanh nghiệp bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan.
+ Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sử dụng.
trị còn lại trên sổ kế toán.
+ Định kỳ vào cuối năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
3.2. Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Biên bản kiểm kê TSCĐ. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
3.3. Tài khoản sử dụng
- TK 211 “Tài sản cố định”
- TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”
3.4. Quy trình luân chuyển chứng từ
- Bộ phận sử dụng trực tiếp TSCĐ có trách nhiệm báo cáo cho kế toán trưởng biết về tình trạng hoạt động của các TSCĐ... Kế toán trưởng mở sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng cho từng bộ phận để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc.
- Kế toán công ty sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty. Căn cứ lập thẻ TSCĐ là Biên bản giao nhận, biên bản đánh giá lại, biên bản thanh lý, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các loại tài liệu liên quan. Thẻ được lưu trong suốt quá trình sử dụng.
- Kế toán trưởng là người theo dõi về sự tăng giảm TSCĐ, mua mới hay thanh lý TSCĐ. Trong mọi trường hợp liên quan đến TSCĐ đều phải hỏi ý kiến của ban Giám đốc, đồng ý duyệt thì mới được thực hiện.
- Cuối tháng “Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ” được kế toán trưởng trích lập. Ngay khi có gì bất thường kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra và báo ngay cho ban Giám đốc biết.
4.1. Nội dung
- Khái niệm: Tiền lương là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người
lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động và bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
+ Theo dõi, phản ánh kịp thời sự biến động về tình hình lao động và kết quả lao động.
+ Tính toán chính xác kịp thời, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả người lao động.
+ Tính toán và phân bổ chính xác các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí kinh doanh.
- Hình thức trả lương: trả lương theo thời gian Lương tháng = × Trong đó:
+ Mức lương cơ bản: là mức lương thỏa thuận theo hợp đồng lao động giữa công nhân viên trong công ty và chủ công ty.
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương: bao gồm tiền trợ cấp đi lại, trợ cấp ăn trưa, trợ cấp điện thoại.
4.2. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng tính lương và phân bổ bảo hiểm.
4.3. Tài khoản sử dụng
- TK 334 “Phải trả người lao động” - TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”
+ TK 3382 “Kinh phí công đoàn” + TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”
SV: Hồ Thị Khánh Huyền 34 Lớp:CQ55/21.12 Số ngày công làm
+ TK 3385 “Bảo hiểm thất nghiệp” - TK liên quan như: 6421, 6422, 111, 112
4.4. Nội dung các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương Tính vào chi phí doanh nghiệp Tính vào lương người lao động Tổng
Bảo hiểm xã hội 17,5% 8% 25,5% Bảo hiểm y tế 3% 1,5% 4,5% Bảo hiểm thất nghiệp 1% 1% 2% Kinh phí công đoàn 2% - 2%
Tổng 23,5% 10,5% 34%
- BHXH: Được áp dụng cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí. Tỷ lệ trích là 25,5 % trên tổng quỹ lương cơ bản trong đó: 17,5% được tính vào chí phí doanh nghiệp, 8% tính vào thu nhập của người lao động.
- BHYT: Được sử dụng để thanh toán cho các khoản tiền chi phí như: khám, chữa bệnh cho người lao động trong thời gian ốm đau nghỉ đẻ…Tỷ lệ trích nộp là 4,5% trên tổng quỹ lương cơ bản trong đó: 3% được tính vào chí phí doanh nghiệp, 1,5% tính vào thu nhập của người lao động. - Bảo hiểm thất nghiệp: Tỷ lệ trích nộp là 2% trên tổng quỹ lương cơ bản
trong đó 1% tính vào chi phí doanh nghiệp, 1% tính vào thu nhập của người lao động.
- KPCĐ: Được dùng để chi cho các hoạt động công đoàn. Tỷ lệ trích nộp là 2% trên tổng quỹ lương thực tế, tính toàn bộ vào chi phí doanh nghiệp.
4.5. Quy trình luân chuyển chứng từ
- Hàng ngày, bộ phận Hành chính chấm công cho nhân viên vào bảng chấm công.
- Cuối tháng, bảng chấm công này là căn cứ để kế toán thanh toán tính lương cho từng người, lập bảng thanh toán lương, bảng theo dõi tình hình đóng BHXH, BHYT.
- Sau đó được chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, giám đốc ký duyệt. - Kế toán thanh toán lập phiếu chi.
lương.
- Những chứng từ này cuối cùng được chuyển về phòng kế toán để lưu giữ và là căn cứ để kế toán Thanh toán ghi sổ kế toán.