Lập và phân tích BCTC

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập (Trang 41 - 43)

- Báo cáo tài chính là: Phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn… của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất.

- Báo cáo tài chính bao gồm một hệ thống số liệu kinh tế tài chính được tổng hợp, được rút ra từ các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết và những thuyết minh cần thiết bằng văn bản về những số liệu đó. Báo cáo tài chính là phương pháp quan trọng để chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến người ra quyết định, đó là những thông tin công khai về sản nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…phục vụ các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu đã được quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” gồm:

+ Trung thực và hợp lý

+ Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

• Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

• Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng

• Trình bày khách quan, không thiên vị • Tuân thủ nguyên tắc thận trọng

• Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu - Những nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính: + Kinh doanh liên tục

+ Nguyên tắc cơ sở dồn tích + Nguyên tắc nhất quán

+ Tính trọng yếu và tập hợp + Nguyên tắc bù trừ

+ Nguyên tắc có thể so sánh

- Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính

(1) Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm

(2) Đối với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ

(3) Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất và cuối kỳ kế toán năm, ngoài ra còn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh.

(4) Ngoài ra, tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán như các công ty niêm yết, các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp tự nguyện phải lập báo cáo tài chính bộ phận khi thỏa mãn các điều kiện quy định trong chuẩn mực 28 “Báo cao bộ phận”

- Hệ thống BCTC gồm:

+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu sổ F01 – DNN)

+ Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a – DNN)

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu sổ B02 – DNN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu sổ B03 – DNN)

PHẦN III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w