Cách tính lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập lần 1 ngô thị thảo ly (Trang 27)

Căn cứ vào bảng chấm công kế toán thanh toán lập bảng thanh toán lương của cán bộ nhân viên trong công ty.

Ngoài tiền lương mà lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động, để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, công nhân viên chức trong doanh nghiệp còn được hưởng các khoản trợ cấp phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ.

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì tỷ lệ trích các khoản theo lương như sau:

khoản trích theo lương của DN của NLĐ Bảo hiểm xã hội (BHXH) 17,5 8 25,5% Bảo hiểm y tế (BHYT) 3 1,5 4,5% Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1 1 2% Tổng 21,5% 10,5% 32% Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 0% 2% 3.2.3: Chứng từ sử dụng:  Bảng chấm công

 Bảng thanh toán lương

 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

 Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH

 Bảng thanh toán tiền thưởng

3.2.4: Tài khoản sử dụng và hạch toán

Tài khoản sử dụng:

 TK 334 - Phải trả người lao động

Hạch toán:

Tính tiền lương, phụ cấp phải trả:

Nợ TK 6421, 6422,.. Có TK 334

Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

Nợ TK 6421, 6422,…

Có TK 3383,3384,3389,3382,…

Thanh toán lương:

Nợ TK 334

Có TK 111,112,…

Chuyển nộp tiền bảo hiểm, chi tiêu kinh phí công đoàn:

Nợ TK 3383,3384,3389, 3382 Có TK 111,112

Minh họa một số nghiệp vụ phát sinh:

1. Phiếu Chi, ngày 31/11/2020 thanh toán tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp số tiền là 120.000.000 đ

Nợ TK 334: 120.000.000 Có TK 111: 120.000.000 đ

2. Ngày 31/12/2020 xác định tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 50.000.000 đ

Nợ TK 6422: 50.000.000 đ Có TK 334: 50.000.000 đ

3.2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ:

(1) Cuối tháng kế toán lương lập bảng thanh toán tiền lương để tính lương cho cán bộ nhân viên và thực hiện chi trả lương cho họ.

(2) Bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương là căn cứ kế toán hạch toán trên máy; là căn cứ để kế toán thực hiện công tác chi trả cho cán bộ nhân viên.

(3) Đồng thời lập uỷ nhiệm chi để chuyển tiền nộp BHXH, mua thẻ BHYT.

(4) Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và tổng hợp thanh toán tiền lương để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương trong công ty.

3.2.5: Ghi sổ kế toán

 Sổ Nhật ký chung

 Sổ cái tài khoản phải trả người lao động; phải trả, phải nộp khác

 Bảng kê nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Minh hoạ: Trích sổ cái tài khoản phải trả người lao động

3.3. Kế toán hàng hóa

3.3.1. Nội dung:

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu Nam Hải là công ty thương mại chuyên cung cấp, mua bán,

xuất nhập khẩu hàng hóa là các loại vật liệu kim khí đặc biệt là bu- long, ốc ít cho xây dựng các hạng mục công trình.

3.3.2. Nguyên tắc hạch toán hàng hóa:

Đánh giá theo nguyên tắc giá gốc.

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai

thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh một

cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu, hàng hóa trên các loại sổ sách kế toán sau mỗi lần phát sinh các nghiệp vụ thu- mua, nhập- xuất hàng hóa.

Tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp đích

danh.

Công ty hạch toán chi tiết hàng hóa theo từng loại, từng chủng loại.

3.3.3. Chứng từ kế toán sử dụng:

 Phiếu nhập kho

 Phiếu xuất kho

 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

 Bảng kê mua hàng

3.3.4. Quy trình thu mua, nhập kho hàng hóa

(1) Khi nhận hợp đồng đặt mua hàng hoá hay khi có kế hoạch bán hàng của kỳ sau, tùy theo yêu cầu về số lượng, chất lượng của từng loại hàng hoá và số lượng hàng hoá còn tồn kho, phòng kinh doanh căn cứ số liệu đó đề ra kế hoạch thu mua hàng hoá theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

(2) Sau khi kế hoach thu mua được ký duyệt, phong phòng kinh doanh tiến hành quá trình thu mua.

(3) Khi hàng hoá về đến công ty, ban kiểm nghiệm hàng hoá kiểm tra số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Sau khi được kiểm kê số lượng chất lượng, phòng kinh doanh căn cứ hóa đơn, chứng từ, biên bản kiểm kê lập phiếu nhập kho làm 2 liên (1 liên lưu tại cuống).

(4) Phiếu nhập kho được chuyển cho thủ kho. Thủ kho nhập kho hàng hoá, ghi số lượng nhập và ký nhận. Thủ kho căn cứ phiếu nhập kho ghi thẻ kho. Sau đó phiếu nhập kho được chuyển cho bộ phận kế toán.

(5) Hoá đơn mua hàng được chuyển đến phòng kế toán. Kế toán căn cứ hoá đơn và phiếu nhập kho nhập liệu vào máy tính. Sau đó lưu trữ hoá đơn và phiếu nhập kho tại bộ phận kế toán.

3.3.5. Quy trình xuất kho hàng hóa để bán

(1) Căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá của khách hàng, phòng kinh doanh lập phiếu xuất kho làm 3 liên (1 liên lưu tại cuống).

(2) Phiếu xuất kho được chuyển 2 liên xuống kho làm thủ tục xuất kho.

(3) Thủ kho khi xuất xong hàng hoá ghi số lượng và ký vào phiếu xuất kho.

(4) Hàng hoá được chuyển đến người mua hàng, liên 3 phiếu xuất kho do người mua giữ.

(5) Thủ kho căn cứ phiếu xuất kho để ghi thẻ kho.

(6) Phiếu xuất kho được chuyển cho kế toán. Kế toán nhập dữ liệu vào máy tính. Sau đó được lưu trữ tại bộ phận kế toán.

3.3.6. Tài khoản sử dụng và hạch toán

Tài khản sử dụng:

TK 156 – Hàng hoá

Hạch toán:

Nhập kho hàng hoá do mua ngoài:

Nợ TK 156 Nợ TK 133

Có TK 111,112,331,…

Xuất kho hàng hoá để bán:

Nợ TK 632 Có TK 156

3.3.7. Ghi sổ kế toán

 Sổ Nhật ký chung

 Sổ cái tài khoản hàng hoá

3.4. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

3.4.1. Nội dung

Doanh thu bán hàng: là toàn bộ số tiền đã thanh toán

hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán về khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ.

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là doanh thu chưa có thuế GTGT.

Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu bán hàng gồm 5 tiêu chuẩn (chuyển giao rủi ro và lợi ích, không còn nắm quyền sở hữu, doanh thu xác định tương đối chắc chắn, thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế, xác định được chi phí liên quan). Tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ gồm 4 tiêu chuẩn (doanh thu xác định tương đối chắc chắn, thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế, xác định phần công việc đã hoàn thành, xác định được chi phí liên quan).

Công ty chủ yếu bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp. Sau khi việc bán hàng được xác định một cách chắc chắn, công ty tiến hành thủ tục xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng

3.4.2. Ảnh minh họa giao diện cập nhật số liệu bán hàng hàng

3.4.3. Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT

3.4.4. Quy trình luân chuyển chứng từ

(1) Căn cứ vào yêu cầu xuất hoá đơn của phòng kinh doanh, kế toán doanh thu viết hoá đơn bán hàng làm 3 liên (liên 1 lưu tại cuống).

(2) Kế toán trưởng ký duyệt hoá đơn.

(3) Kế toán doanh thu nhận hoá đơn đã ký duyệt, chuyển cho phòng kinh doanh liên 2 để giao cho khách hàng.

(4) Kế toán doanh thu căn cứ hoá đơn và phiếu xuất kho nhập liệu vào máy tính. Sau đó lưu trữ hoá đơn tại bộ phận kế toán.

3.4.5. Tài khoản sử dụng và hạch toán

Tài khoản sử dụng:

 TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá

 TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

 TK 632 – Giá vốn hàng bán

 TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Hạch toán: Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 111,112,131,… Có TK 5111 Có TK 3331 Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 156

3.4.6. Quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh

Đến cuối năm, sau khi hạch toán đầy đủ được doanh thu, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí thuế TNDN, kế toán tổng hợp tiến hành thực hiện “bút toán khoá sổ” xác định kết

quả cung cấp dịch vụ, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển và nhập vào sổ cái TK 911.

Lần lượt kết chuyển các tài khoản 511, 642 sang tài khoản 911 và từ tài khoản 911 sang tài khoản 421.

Các bút toán kết chuyển:

-Kết chuyển Doanh thu thuần xác định kết quả kinh doanh.

Nợ TK 511

Có TK 911

-Kết chuyển chi phí quản lí kinh doanh Nợ TK 911

Có TK 642

-Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối Nợ TK 911

Có TK 4212

3.4.7. Ghi sổ kế toán

 Sổ nhật ký chung

 Sổ cái tài khoản doanh thu bán hàng, sổ cái tài khoản thuế GTGT phải nộp, sổ cái tài khoản giá vốn hàng bán, sổ cái tài khoản hàng hoá.

3.5. Kế toán tài sản cố định

3.5.1. Nội dung

TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN và giá trị của nó được

chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm dịch vụ sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.

Tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ là:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên

- Có giá trị theo quy định hiện hành (theo quy định hiện nay là từ 10.000.000 đồng trở lên)

Đặc điểm:

- Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh,

- TSCĐ bị hao mòn và giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì.

- TSCĐ giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến lúc hư hỏng

Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán TSCĐ:

Phản ánh kịp thời số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng, đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác và sử dụng đảm bảo hết công suất có hiệu quả

- Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sử dụng

- TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán

- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính DN phải tiến hành kiểm kê TSCĐ.Mọi trường hợp thiếu hay thừa đều phải lập biên bản tìm ra nguyên nhân và xử lý.

- Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong DN. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan.

Nhiệm vụ:

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.

Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán và phản ánh chính xác số khấu hao và chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.

Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ

Tham gia công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết. Tổ chức phân tích, tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh

nghiệp.

3.5.2. Phân loại TSCĐ và xác định nguyên giá TSCĐ

Là việc sắp xếp các TSCĐ trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐ có cùng tính chất, đặc điểm theo tiêu thức nhất định.

- Phân loại dựa theo hình thái biểu hiện:

+ TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.

+ TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. - Phân loại theo quyền sở hữu:

+ TSCĐ tự có

+ TSCĐ đi thuê ngoài

- Phân loại theo nguồn hình thành:

+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp.

+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung. + TSCĐ nhận vốn góp liên doanh.

+ TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay. - Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng

+ TSCĐ dùng trong doanh nghiệp. + TSCĐ chờ xử lý.

+ TSCĐ bảo quản, nhận giữ hộ.

Danh mục một số TSCĐ chủ yếu của công ty ST

T

Loại thiết bị, mã hiệu nước sản xuất Số lượng thiết bị 1 Ô tô tải chở hàng 15 tấn 2 2 Ô tô tải 5 tấn 4 3 Máy vi tính 10 4 Phần mềm kế toán 1 b) Cách xác định nguyên giá TSCĐ  TSCĐ do mua sắm mới:

Nguyên giá = Giá mua + Chi phí thu mua, lắp đặt chạy thử - Các khoản giảm trừ

 TSCĐ được cấp:

Nguyên giá = Giá trị ghi trong biên bản gốc + Chi phí tiếp nhận (nếu có)

Nguyên giá = Giá thành thực tế của TSCĐ + Chi phí trực tiếp liên quan

đến việc đưa vào sử dụng

3.5.3. Chứng từ kế toán sử dụng

Biên bản giao nhận TSCĐ Mẫu số 01- TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Mẫu số 02-TSCĐ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa hoàn thành Mẫu số 03- TSCĐ

Biên bản đánh giá lại TSCĐ Mẫu số 04-TSCĐ

Biên bản kiểm kê TSCĐ Mẫu số 05-TSCĐ

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu số 06-TSCĐ Ngoài các mẫu chứng từ trên công ty còn sử dụng các chứng từ khác phục vụ cho việc quản lý TSCĐ như: hợp đồng mua, bán, chuyển nhượng, thuê mướn TSCĐ, phiếu thu, phiếu chi…

3.5.4. Hạch toán tài khoản

Hạch toán tình hình biến động TSCĐ

a. Kế toán tăng TSCĐ.

- Khi mua sắm tài sản cố định căn cứ vào HĐGTGT, biên bản giao nhận tài sản cố định kế toán ghi:

Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ tăng

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK: 111,112, 331… Tổng giá trị thanh toán.

- Phát sinh chi phí trong quá trình thu mua kế toán ghi: Nợ TK 211

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331: Chi phí thu mua

- Đồng thời kết chuyển nguồn hình thành tài sản: Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi

Nợ TK414: Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

b. Kế toán giảm TSCĐ.

- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ: Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán Có TK 711: Thu nhập bất thường

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp - Nếu phát sinh chi phí.

Nợ TK 811: Chi phí bất thường

Có TK 111, 112, 331: Chi phí nhượng bán

- Đồng thời căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán đơn vị xoá sổ ghi:

Nợ TK 214: Hao mòn tài sản cố định Nợ TK 811: Giá trị còn lại

Có TK 211 Nguyên giá tài sản cố định

c. Định kỳ (Cuối tháng)

Dựa vào bảng trích khấu hao tài sản cố định, và phân loại các bộ phận sử dụng tài sản đó, kế toán sẽ ghi nhận vào

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập lần 1 ngô thị thảo ly (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w