- Tiếp tục theo dõi toàn trạng và sinh hiệu. - Dùng thuốc kháng sinh dự phòng.
Bệnh nhân được đánh giá là độ 2 theo TOKYO guideline 2018 thì theo Grade này thì có thể sử dụng 1 thuốc Beta – lactam thế hệ 3 + KS kị khí hoặc dùng Quinolone + KS kị khí
- Dùng thuốc hỗ trợ điều trị tình trạng viêm xước thực quản và trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp do nội soi
- Định lượng bilirubin máu và men gan theo dõi tình trạng tái lưu thông đường mật
- Chụp MRCP để tầm soát sỏi đường mật trong và ngoài gan, sỏi túi mật
Về biến chứng sau mổ:
Thường thì ERCP là một thủ thuật an toàn và việc xảy ra các biến chứng nghiêm trọng hầu như ít xảy ra, tuy nhiên cần phải theo dõi sát lâm sàng bệnh nhân như bệnh nhân đau bụng nhiều, nôn, sốt rét run, … Một số biến chứng có thể có:
a.Viêm tụy cấp là biến chứng thường gặp nhất đối với thủ thuật ERCP và các triệu chứng của viêm tụy cấp thường sau 2- 6h sau mổ tuy nhiên một số bệnh nhân có thể sau vài ngày. Nên vì vậy theo dõi lâm sàng bệnh nhân, nếu bệnh nhân có các triệu chứng viêm tụy cấp thì cần làm thêm Amylase và lipase để làm rõ chẩn đoán và có kế hoạch điều trị (. Although elevation of the serum amylase is a nonspecific finding in the hours following ERCP, the height of amylase elevation may be useful. A normal serum amylase is a strong negative predictor of pancreatitis when measured 2 h after ERCP, at least in patients who have not received a prophylactic pancreatic duct stent)
b. Chảy máu:
Thường sau khi cắt cơ vòng oddie, tuy nhiên việc cắt này thường được kiểm soát tốt trong quá trình mổ và hiện tại bệnh nhân không có tiền sử các bệnh về đông máu và xét nghiệm có chức năng đông máu và tiểu cầu đều nằm trong giới hạn bình thường tuy nhiên cần phải theo dõi tình trạng chướng bụng và buồn nôn, chảy máu ra trực tràng, màu sắc phân, lập xét nghiệm CTM
c. Nhiễm khuẩn:
Bệnh nhân đang ở ngày thứ 2 sau phẫu thuật, hiện tại bệnh nhân không sốt, không có dấu hiệu của nhiễm khuẩn tuy nhiên vẫn theo dõi lâm sàng của bệnh nhân để có hướng điều trị thích hợp