TIÊN LƯỢNG – DỰ PHÒNG

Một phần của tài liệu Bệnh án hậu phẫu sỏi túi mật (Trang 32 - 35)

1. Tiên lượng

- Tiên lượng gần: ổn định

Hiện tại: bệnh nhân hậu phẫu ngày thứ 2, thăm khám hiện tại o Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt

o Sinh hiệu ổn định

o Tình trạng vàng da thuyên giảm nhiều (còn vàng kết mạc mắt) o Không đau tức thượng vị và hạ sườn phải, ấn không đau

o Bụng mềm không chướng

o Cảm giác thèm ăn và ăn ngon trở lại

o Các xét nghiệm sau thủ thuật và lâm sàng cho thấy tình trạng dịch mật lưu thông tốt chưa có tình trạng nhiễm trùng đường mật ngược dòng, viêm tụy cấp, chảy máu ,… o Bệnh nhân đang điều trị kháng sinh dự phòng biến chứng nhiễm trùng sau thủ thuật

- Tiên lượng xa: dè dặt

o Tuy hiện tại bệnh nhân chưa có biến chứng sau thực hiện ERCP nhưng cẫn không thể loại trừ các biến chứng muộn trên BN: Viêm tụy mạn, nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật, hẹp đường mật,…

o Cần tư vấn bệnh nhân nếu có các triệu chứng: đau bụng nhiều, sốt cao, nôn, vã mồ hôi, chảy máu trực tràng, đi cầu phân đen,… nên nhập viện để tiến hành kiểm tra theo dõi o Hiện tại BN vẫn còn đám sỏi trong túi mật Dmax #10x12 mm nên không thể loại trừ

nguy cơ tắc mật tái phát do sỏi túi mật di chuyển xuống OMC, hoặc hình thành sỏi tái phát trên bệnh nhân. Do đó nên cho bệnh nhân tái khám theo dõi và chỉ định túi mật nếu tình tràng sỏi túi mật tiến triển.

o Về sỏi thận sẽ có khả năng tiến triển lớn hơn và tạo nhiều soi hơn nếu không có chế độ ăn hợp lý. Bệnh cạnh đó khả năng sỏi rớt vào đường tiết niệu hoặc niệu đạo gây tắt đường niệu, và cũng như gây nhiễm trùng đường tiểu là không thể tránh khỏi.

2. Dự phòng:

- Cải thiện môi trường sống, hạn chế thói quen dùng phân tươi bón rau, ăn uống vệ sinh, tẩy giụn định kì để hạn chế nguy cơ giun chui lên đường mật.

- Hạn chế sự hình thành sỏi tiếp diễn: có chế độ ăn hợp lí, ăn nhiều rau củ, hạn chế chế độ ăn nhiều chất béo và các chất tạo sỏi cho mật và thận, thường xuyên vận động cơ thể ở mức độ phù hợp, tránh nằm, ngồi nhiều.

- Theo dõi thường xuyên tình trạng sỏi túi mật để tránh di chuyển xuống gây tắc hay viêm tại chỗ.

- Bệnh nhân 45 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá 20 năm (1 gói.năm) nên khả năng diễn tiến đến bệnh COPD trên bệnh nhân và cũng như mọi người xung quanh là rất cao nên khuyến khích bệnh nhân bỏ thuốc, bằng cách giảm số lượng theo thời gian để tránh gây ra hồi chứng cai trên bệnh nhân, và để giảm tình trạng tái hút lại sau khi đã bỏ.

CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA THẦY, ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN!! CÁC BẠN!!

Một phần của tài liệu Bệnh án hậu phẫu sỏi túi mật (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(35 trang)