Biến thể của nền kinh tế chia sẻ

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nền kinh tế chia sẻ và hướng đi mới cho nền kinh tế việt nam (Trang 36 - 37)

7. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Biến thể của nền kinh tế chia sẻ

Như đã đề cập ở trên, ở Việt Nam nói riêng cũng như nhiều nơi trên thế giới, kinh tế chia sẻ là thuật ngữ được sử dụng nhiều để chỉ mô hình kinh tế chia sẻ nổi bật là của Uber, Grab hay các đơn vị có hoạt động kinh doanh tương tự. Tuy nhiên, hiện nay, cái tên đã không còn phản ánh đúng bản chất của hiện tượng này trong thực tiễn xã hội.

Dưới góc nhìn lịch sử, kinh tế chia sẻ lúc ban sơ đơn thuần chỉ là sự “chia sẻ” những vật dụng dư thừa, hoặc khi sở hữu chủ hết nhu cầu sử dụng. Nói cách khác, tính xã hội của nền kinh tế chia sẻ khi đó là rất lớn, ngay cả với người quản lý “kho chứa”. Việc đổi vật hay thu phí sau này, nếu có, suy cho cùng cũng chỉ để bảo toàn quá trình vận hành, hoặc chí ít để đảm bảo sự công bằng trong chia -

nhận vật dụng trước bối cảnh tư hữu hóa tài sản. Việc thu lợi từ hoạt động chia sẻ ở thời điểm đó gần như chưa xuất hiện.

Nhưng bằng con mắt “nhà nghề”, các công ty chia sẻ (sharing company) đã nhìn thấy cơ hội kiếm tiền béo bở nếu đứng ra vận hành cơ chế chia sẻ. Thay vì chỉ thu bù chi, các công ty đúng như bản chất của mình hướng đến mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, thậm chí càng cao càng tốt. Bản chất chia sẻ thuần túy vì vậy dần biến mất và các biến thể lần lượt xuất hiện.

Ở biến thể đó, Uber hay Grab thực tế đang tiến hành hoạt động kinh doanh độc lập trước hai nhóm khách hàng - hành khách và tài xế. Trong đó, họ sử dụng công nghệ như là một công cụ để vận hành hoạt động kinh doanh và kiểm soát

32

hoạt động kinh doanh của hai nhóm khách hàng nói trên bằng cách tự quản lý, ra giá, thu tiền và trả phí cho sản phẩm đã mua từ một trong hai nhóm khách hàng. Hành khách hay tài xế không có cơ hội lựa chọn trong hằng hà sa số “dấu chấm” hiện trên màn hình ứng dụng, mà bị khống chế ở quyết định đồng ý hay từ chối khi Uber hay Grab đã tự động “bắn” mục tiêu đến cho mình.

Đặc biệt, để kích ứng sự tham gia của nhóm khách hàng của một bên, Uber hay Grab đang liên tục khuyến mãi và giảm giá đối với một nhóm khách hàng. Có thể nói, chính kiểu định giá nhảy cóc hiện nay đang làm các doanh nghiệp taxi điêu đứng, thậm chí phân khúc thị trường này ngày càng bị thu hẹp.

Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng rằng, ở đây, chính những nhà đầu tư công

nghệ đã lạm dụng sự phát triển của kết nối thông minh dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo để làm khuấy đảo bản chất thật của nền kinh tế chia sẻ, ích kỷ biến chúng

thành mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho riêng mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận ảnh hưởng của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào nền kinh tế chia sẻ và hướng đi mới cho nền kinh tế việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)