7. Kết cấu của khóa luận
2.3.2. Gợi ý chính sách phát triển kinh tế chia sẻ cho Việt Nam
Sự phát triển của mô hình nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam được đánh giá là khá nhanh, có chuyển biến tích cực và hiệu quả nhất định giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn tốt hơn và rẻ hơn, giúp cho thị trường có động lực đổi mới
phát triển nhưng cũng kèm theo một số vấn đề về pháp lý và lo ngại các rủi ro tiềm ẩn về an toàn xã hội và cạnh tranh không lành mạnh.
Theo các chuyên gia kinh tế, để tận dụng được những ích lợi mà mô hình kinh tế chia sẻ mang lại, trong thời gian tới cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần sớm điều chỉnh và bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy để quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và khai thác tối đa tiềm năng của mô hình này, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ đảm bảo môi trường thuận lợi cho phát triển và tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nền kinh tế này với mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống. Hành lang pháp lý cũng sẽ giúp Chính phủ kiểm soát được khoản thuế từ các công ty cung ứng dịch vụ và “người chia sẻ tài sản”.
Thứ hai,nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và đặc thù tại Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp quản lý nguồn thuế hiệu quả, tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như tạo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế.
38
Thực tế trên thế giới và câu chuyện Uber ở Việt Nam cho thấy, việc quản lý thuế đối với mô hình “kinh tế chia sẻ” gặp rất nhiều khó khăn.
Để việc quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này có hiệu quả, đòi hỏi các cơ quan thuế phải có những chính sách linh hoạt và điều chỉnh kịp thời, đồng thời cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm soát các hoạt động trong mô hình kinh tế chia sẻ.
Thứ ba,chú trọng công tác an ninh mạng để đảm bảo lợi ích cho người dân tham gia. Nền tảng quan trọng của kinh tế chia sẻ chính là internet và công nghệ. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh về người sử dụng internet cũng như công nghệ.
Tuy nhiên, vấn đề an ninh mạng và câu chuyện thông tin cá nhân sử dụng Facebook bị lợi dụng gần đây cũng đặt ra nhiều vấn đề an toàn thông tin cho người sử dụng. Đây là một trong những thách thức lớn cần coi trọng nếu muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế chia sẻ.
Thứ tư, các chủ thể muốn khởi nghiệp với mô hình kinh tế chia sẻ cần có những bước chuẩn bị về nguồn cung, đào tạo nhân lực và xây dựng niềm tin để tạo dựng thương hiệu; tập trung đầu tư phát triển mạng lưới internet, nâng cấp đảm bảo tính bảo mật tài khoản thanh toán trực tuyến, tạo một nền tảng tốt cho sự phát triển và thành công của kinh doanh chia sẻ...
39
KẾT LUẬN
Sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo chính là một trong những thành quả to lớn của văn minh nhân loại. Sự tự động hóa theo định hướng AI đã tạo đà cho
những cơ hội phát triển thị trường mới, dẫn tới những chuyển dịch quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, chúng ta đang đón nhận làn sóng mới của nền kinh tế số, nền tảng cho loại mô hình kinh tế chia sẻ, cái thu hút được sự
quan tâm của toàn xã hội ngay từ khi mới nhen nhóm hình thành. Cùng với trong xu thế chung của kinh tế thế giới Việt Nam gia nhập những mô hình kinh tế mới như mô hình kinh tế chia sẻ, bên cạnh những mặt mà mô hình kinh tế
chia sẻ đem lại như tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Đây chính là những yếu tố khiến mô hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội trên, mô hình nền kinh tế chia sẻ cũng tồn tại nhiều mối lo ngại cho sự phát triển của nó, đặc biệt là tính pháp lý. Những thách thức về khung pháp lý đặt ra cho mô hình kinh doanh chia sẻ, đó là sự cạnh tranh “không công bằng”, tình trạng này đang khiến cơ quan quản lý của nhiều quốc gia bối rối.
Bên cạnh đó, việc trốn thuế của các công ty tham gia nền kinh tế chia sẻ cũng sẽ trở thành mối quan tâm lớn của Chính phủ các quốc gia, khi mà những khoản lợi nhuận mà các công ty này thu được ước tính lên tới những con số khổng lồ. Những công ty này hiện vẫn duy trì danh nghĩa là công ty tư nhân – điều này cho phép họ linh động điều chỉnh, không phải báo cáo số liệu với cổ đông, không bị kiểm toán độc lập và không ai có thể giám sát tài khoản.
Mô hình kinh tế chia sẻ này nhành chóng gia nhập vào Việt Nam, và đã thể hiện được tính ưu việt nhất định và có sự thành công lớn. Tuy nhiên cũng giống như các nước khác trên thế giới Việt Nam cũng đối mặt với những tồn tại bất cập mà mô hình kinh tế chia sẻ của các nước gặp phái. Việt Nam đã gia nhập
40
nền kinh tế thế giới thì việc đón nhận mô hình kinh tế chia sẻ là tất yếu, tuy nhiên trước những bất cập các nước và ngay cả Việt Nam đã gặp phải, thì việc đón nhận nhưng đi kèm với nó là việc nâng cao quản lý nó để làm sao mô hình kinh tế chia trong tất cả các ngành vừa phát huy hiệu quả ưu việt của mô hình kinh tế chia sẻ mang lại vừa hạn chế được các mặt còn tồn tại mô hình kinh tế chia sẻ đang gặp phải.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (2018), Định hướng chính sách phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới truy cập tại https://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/137120/dinh- huong-chinh-sach-phat-trien-cong-nghe-tri-tue-nhan-tao--AI--tren-the- gioi.html
2. Thái Anh (2018), Luật cho trí tuệ nhân tạo
http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=77&NewsId-412184
3. Daniel Faggella (2019), AI in China – Recent History, Strengths and Weaknesses of the Ecosystem truy cập tại https://emerj.com/ai-market- research/ai-in-china-recent-history-strengths-and-
4. Kinh tế chia sẻ – trụ cột quan trọng trong nền kinh tế số và sự lựa chọn của Việt Nam ngày 08/11/2019 - TS.Nguyễn Minh Phong
5. Báo cáo “Trí tuệ nhân tạo: Những cơ hội và thách thức” là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín: Adriano Mannino -Đồng chủ tịch
EFA, David Althaus –Trợ lý Giám đốc tại FRI và một số tác giả khác
6. Wikipedia –Bách khoa toàn thư mở - Kinh tế chia sẻ
7. Thế Trần (2018), Nền kinh tế chia sẻ đang “làm mưa, làm gió” tại trên thế giới như thế nào?
8. Vy Hương (2018), Chủ động đón nhận “kinh tế chia sẻ, Báo Đại biểu Nhân dân điện tử
9. Hữu Tuấn (2018), Hệ quả xấu khi mô hình kinh tế chia sẻ bị biến tướng, Báo Đầu tư
10.ThS. Nguyễn Phan Anh (2016), Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016
11.Một số website: investopedia.com, tapchitaichinh.vn, cafee.vn…
12.Adam Hayes, CFA, The Economic Fundamentals of the Sharing Economy, investopedia.com
42
13.Ryan Downie (2016) The Sharing Economy: Financial Services Will Be Next, August 21, 2016, investopedia.com.
14.Hồng Sơn, Nguyễn Minh (1990), Triết học và vấn đề trí tuệ nhân tạo,
Tạp chí Triết học, số 2, Hà Nội.
15.Nguyễn Thanh Thuỷ, (1999), Trí tuệ nhân tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội
16.Wikipedia –Bách khoa toàn thư mở - Lịch sử ngành Trí tuệ nhân tạo
17.Nửa thế kỷ trí tuệ nhân tạo –Giaso sư Hồ Tú Bảo