Nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày nay đang trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, vận tải trong thời kỳ hiện đại không chỉ được hiểu là sự chuyển dịch hay vận chuyển hàng hóa thông thường nữa mà kết nối quá trình vận chuyển thành một chuỗi vận tải không gián đoạn để thu được kết quả nhanh chóng hơn và tối ưu hóa thời gian vận chuyển. Nhu cầu vận tải của các doanh nghiệp và chủ hàng càng lớn với những yêu cầu đặt ra trong ngành vận tải như:
- Tối ưu được chi phí nhờ kết hợp được nhiều phương thức vận tải khác nhau
- Tận dụng được lợi thế về quy mô như vận chuyển bằng Container, pallet - Giải quyết được vấn đề quá tải ở một số phương thức vận tải
- Phục vụ hiệu quả cho chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ hoạt động vận tải được tối ưu và nhanh chóng.
Để đáp ứng được những nhu cầu đó, vận chuyển đa phương thức đã được ra đời và nhìn nhận như một phương thức vận tải hàng hóa đại diện cho thời đại mới. Giúp gia tăng hoạt động thương mại quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế nước nhà và yếu tố vận tải thân thiện với môi trường được đề cao.
Nếu hiểu vận tải đơn phương thức là khi người ta sử dụng một phương thức vận tải duy nhất, người vận tải phát hành chứng từ vận tải của mình (B/L, AWB, phiếu gửi hàng) thì vận tài đa phương thức yêu cầu việc vận chuyển hàng hóa bởi ít nhất hai phương thức vận tải trở lên.
Thương mại thế giới bị ảnh hưởng và có nguy cơ gián đoạn bất ngờ do dịch bệnh Covid-19, thiên tai (lũ lụt tại Châu Á) và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các xu hướng Logistics toàn cầu trong thời gian tới. Ngoài ra, những tác động lớn khác cũng có thể đến từ Brexit, vai trò của WTO đối với thương mại toàn cầu, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ hoặc việc làm thế nào để thu thuế đối với các sản phẩm và dịch vụ số.
Các thách thức từ dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy quá trình tự động hóa trong lĩnh vực Logistics (từ vận chuyển, dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải…) và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Các tác nhân trong toàn bộ chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.
Thương mại điện tử nở rộ trong bối cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến vì Covid-19 cũng là một yếu tố đáng chú ý giúp thị trường phục vụ thương mại điện tử phát triển mạnh. Hành vi mua hàng và kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi với những yêu cầu cao hơn về hàng nhanh, miễn phí giao hàng với cước ngắn, giá cả cạnh tranh và “Logistics thu hồi” thuận tiện. Lịch trình giao hàng khắt khe thách thức các mô hình chuỗi cung ứng và logisitcs truyền thống, buộc các công ty hiện phải điều chỉnh chiến lược của mình để cung cấp dịch vụ giao hàng theo yêu cầu với chi phí thấp. Thị phần của thương mại điện tử trong trong thị trường bán lẻ ngày càng tăng, thậm chí là theo cấp số nhân.
Các giải pháp trực tuyến sáng tạo, tùy chỉnh, đáp ứng yêu cầu đặc thù của khách hàng... sẽ hình thành phân khúc dịch vụ Logistics cao cấp.
Ngành kho bãi dự kiến sẽ chuyển đổi đáng kể với quá trình tự động hóa để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới và nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp chuỗi cung ứng tích hợp.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành đổi mới bắt kịp xu hướng chung, thị trường phát triển và ứng dụng các phần mềm Logistics sẽ là một trong những điểm sáng của lĩnh vực Logistics toàn cầu trong thời gian tới.
Đặc biệt, xu hướng Logistics “xanh” tiếp tục là điểm nhấn quan trọng. Thiên tai và dịch bệnh trong những năm gần đây và đặc biệt là năm 2020 không chỉ còn là hồi chuông cảnh báo mà như sự khẳng định cho việc thế giới phải quyết tâm hơn nữa trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm lớn (bên cạnh sản xuất công nghiệp), ngành Logistics nói chung và vận tải nói riêng sẽ bị siết chặt hơn các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong thời gian tới.
Với các xu hướng nêu trên, để tận dụng tối đa các cơ hội, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics nên tập trung nhiều hơn vào các phân khúc tăng trưởng nhanh như vận tải đa phương thức, Logistics trong thương mại điện tử, Logistics chuỗi lạnh..., đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu về “xanh hóa” theo các quy định, cam kết quốc tế cũng như vì sự phát triển bền vững của chính mình.