Giải pháp thúc đẩy phát triển loại hình VTĐPT trong ngành Logistics Việt

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành logistics ở việt nam (Trang 44 - 48)

Việt Nam

Để thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam, thời gian tới cần phải quan tâm những vấn đề trọng tâm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện môi trường chính sách và khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ logistic và vận tải đa phương thức, đặc biệt cần phải sắp xếp hợp lý khung luật định để giảm bớt các mâu thuẫn và chồng chéo tiềm ẩn đã xác định từ trước, bằng cách đưa tất cả các quy định về cấp giấy phép và quy định về trách nhiệm vào một nghị định mới về vận tải đa phương thức. Cùng với đó, tăng cường cơ sở thể chế cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch, phối hợp và thực hiện vận tải đa phương thức, bằng cách thành lập các Ủy ban phối hợp cấp bộ và liên bộ; Tăng cường và làm rõ các quy định và hướng dẫn thực hiện về vận tải đa phương thức. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thống nhất về khái niệm và phạm vi hoạt động của các dịch vụ hậu cần trong Luật Thương mại 2005 trước khi ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại.

Thứ hai, cần ưu tiên đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư xây dựng cảng trung chuyển Container quốc tế và hệ thống đường bộ, đường sắt liên kết với cảng biển. Việc phát triển hệ thống đăng ký tờ khai nhập khẩu cũng cần được quy hoạch và đầu tư xây dựng. Mặt khác, cần ưu tiên đầu tư cho các tuyến đường có mật độ trao đổi thương mại cao, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và khuyến khích đầu tư. Chính phủ cũng cần hoạch định kế hoạch tổng thể nhằm đảm bảo hiệu quả phát triển của những hành lang này, trong đó đặc biệt chú ý đến giao diện của các phương thức (cảng biển, cảng cạn Container, cảng bốc dỡ Container…). Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics; Phát triển sàn giao dịch vận tải, sàn giao dịch logistics.

Đường bộ: tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, từng bước xã hội hóa

để đầu tư hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, đường chuyên dùng bảo đảm kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng với các cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt. Tăng cường quản lý hiệu quả các dự án, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển, kết nối các sàn giao dịch vận tải hành khách, hàng hóa;

Nghiên cứu thúc đẩy hoạt động của sàn giao dịch vận tải hàng hóa hạn chế xe chạy rỗng, đồng thời nghiên cứu hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải để làm cơ sở phát triển dịch vụ logistics.

Đường sắt: Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại hóa các tuyến đường sắt;

nâng cao năng lực, chất lượng vận tải đường sắt và cải tạo nâng cấp, đồng bộ các tuyến đường sắt; Nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với cảng cửa ngõ quốc tế; Nghiên cứu, phát triển, hình thành kết nối đường sắt với các khu công nghiệp, cảng biển, cảng cạn.

Đồng thời xây dựng các ga đầu mối hàng hóa, nâng cấp trang thiết bị xếp dỡ hiện đại cho các ga đầu mối vận chuyển hàng hóa theo khả năng cân đối vốn, đồng thời mời gọi các nhà đầu tư cùng hợp tác đầu tư nâng cấp kho, bãi hàng đủ tiêu chuẩn để cung cấp dịch vụ dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và khách hàng.

Đường thuỷ nội địa: Từng bước đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao

thông đường thủy nội địa, tiến tới giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn trên các hành lang vận tải thủy chính. Ưu tiên phát triển vận tải sông pha biển, ven biển để tận dụng tối đa các cửa sông ra biển nhằm giảm tải cho đường bộ trên trục Bắc - Nam, góp phần giảm chi phí, nâng cao sản lượng vận tải; Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư vào xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa, đầu tư đóng mới, hoán cải phương tiện thuỷ nội địa chuyên dụng (phương tiện chở Container, phương tiện chở xăng dầu và các mặt hàng chuyên dụng khác, phương tiện sông pha biển)...

Hàng hải: Phát triển dịch vụ vận tải biển đồng bộ với hệ thống cảng biển,

tập trung khai thác hiệu quả các tuyến vận tải biển nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, góp phần giảm chi phí, nâng cao sản lượng vận tải. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí của các cảng biển, đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế để thu hút các tàu trọng tải lớn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đi các tuyến vận tải biển xa; tăng cường hợp tác với các cơ quan quản lý cảng biển, hãng tàu biển nước ngoài để thu hút nguồn hàng thông qua Cảng biển Việt Nam.

Hàng không: Sớm hoàn thành các dự án Cảng hàng không quốc tế; chuẩn

bị dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế tại những cảng có sẵn; xây dựng, phát triển các trung tâm logistics hàng không gắn liền với các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phối hợp với TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng cơ sở

hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay...

Thứ ba,các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải cần tăng cường liên minh, liên kết và đa dạng hóa dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà sản xuất, người tiêu dùng.

Thứ tư, Nhà nước cần khuyến khích xây dựng một hệ thống hỗ trợ giữa đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ có liên quan khác. Chú trọng, quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố con người – yếu tố cốt lõi.

Thứ năm,tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin, nhấn mạnh vào lợi ích của công nghệ thông tin trong lĩnh vực hậu cần và giảm bớt các rào cản đối với việc ứng dụng các phát minh mới vào lĩnh vực này.

KẾT LUẬN

Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), vận tải đa phương thức Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ: Các doanh nghiệp vận tải trong nước bắt đầu cảm thấy sự “nguy hiểm” của cạnh tranh toàn cầu nên đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh, mua sắm đóng mới phương tiện vận tải, đa dạng hóa các dịch vụ và loại hình vận tải hàng hóa…

Tuy nhiên, những cố gắng trên cũng chưa thể bù đắp được hết khoảng cách lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, vốn cũng như khả năng cung ứng dịch vụ của vận tải đa phương thức Việt Nam. Một trong những vấn đề Việt Nam đang gặp phải là cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu sự liên kết giữa các đơn vị vận tải trong nước. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xuất, nhập khẩu hàng hoá cũng như sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung cùng ngành vận tải trong nước nói riêng. Thiết nghĩ, để đẩy mạnh quá trình giao thương với các quốc gia trên thế giới, chính phủ cũng như các bộ ngành có liên quan trong thời gian tới nên quan tâm nhiều hơn tới vận tải đa phương thức, một loại hình vận tải với rất nhiều ưu điểm.

Chúng ta cần đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng cũng như các vân tải cấu thành: xây dựng, chấn chỉnh nhà kho, hệ thống vận tải trên bờ, hệ thống thông tin liên lạc; từng bước nâng cấp đội tàu biển, cải tạo và xây mới các tuyến đường bộ, đường sắt giữa các vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, vấn đề đội ngũ cán bộ làm vận tải đa phương thức cũng như hệ thống pháp luật cũng cần được quan tâm.

Hi vọng với sự nỗ lực của chính phủ cũng như các doanh nghiệp, vận tải đa phương thức ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đáp ứng tốt cho nhu cầu hội nhập của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, 2020 – Trang thông tin điện tử Logistics Việt Nam.

2. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê cả nước năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

3. Tạp chí Tài chính online (2019) – “Giải pháp phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ hậu cần ở Việt Nam”, < https://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/giai-phap-phat-trien-van-tai-da-phuong-thuc-va-dich- vu-hau-can-o-viet-nam-309345.html >, xem 22/3/2021.

4. RatracoSolutions.com (2020) – “Tìm hiểu hệ thống hạ tầng Logistics ở nước ta hiện nay”, < https://ratracosolutions.com/n/he-thong-ha-tang- logistics-nuoc-ta-hien-nay/ >, xem 22/3/2021.

5. Tạp chí Tài chính online (2018) – “Phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics”, < https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/phat- huy-toi-da-van-tai-da-phuong-thuc-va-dich-vu-logistics-141706.html >, xem 2/4/2021.

6. Báo Nhân Dân (2021), “Ngành đường sắt khó khăn tìm vốn thay thế đầu máy, toa xe”, Báo Nhân Dân điện tử.

7. Bộ Giao Thông Vận Tải (2019), “Vận tải đa phương thức: lối thoát giảm chi phí logistics ở Việt Nam”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng hoạt động các loại hình vận tải đa phương thức trong ngành logistics ở việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)