Thu nhập của người dân địa phương từ hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy hoạch lãnh thổ du lịch hoa lư (Trang 26 - 28)

1. 2 Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch

2.3.3Thu nhập của người dân địa phương từ hoạt động du lịch

+ Giá vé: Theo quyết định số 1561/QĐ – UBND ngày 20 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành các khoản phí và lệ phí:

Có 2 loại vé:

1. Phí tham quan danh lam thắng cảnh Tam Cốc – Bích Động:

+ Người lớn (Khách quốc tế và trong nước) 30.000 đồng/người/lượt.

+ Trẻ em, học sinh (6 -15 tuổi) 10.000 đồng/người/lượt.

2. Phí chở đò tuyến Tam Cốc:

60.000 đồng/thuyền

- Tối đa 02 người/đò đối với khách quốc tế/thuyền.

- Tối đa 04 người/đò đối với khách trong nước/thuyền. Vé chỉ có giá trị trong ngày.

Như vậy, giá vé so với thời điểm năm 2002: 55.000 đồng/người đối với khách quốc tế 13.000 đồng/người đối với khách Việt Nam

- Thì giá vé và cách thức bán vé hiện nay có sự khác biệt. Giá vé không có sự phân biệt giữa khách du lịch là người Việt Nam hay quốc tế. Đây là sự điều chỉnh hết sức hợp lý.

Ngoài ra, giá vé tại các điểm du lịch mới đưa vào khai thác như sau: Giá vé Xuyên thủy động: 25.000 đồng/người

Gía vé Thung Nắng: 45.000 đồng/người.

Giá vé ở hai đền Đinh – Lê là 10.000 đồng/người/lượt. - Thu nhập:

+ Từ chở đò:

+ Khi nhận chở mỗi chuyến đò người dân sẽ được phát một “vé trắng’ . Nó chính là phiếu thanh toán công chở đò của mỗi người dân với Ban quản lý. Phiếu thanh toán này cũng có giá trị trong ngày, ngày nào thanh toán luôn ngày đó.

- Cứ 01 thuyền (01 vé) với tổng phí chở là 60.000 đồng thì người dân được giữ lại: 45.000 đồng.

- Thu nhập trung bình một tháng sẽ là: 360.000 đồng – 450.000 đồng/tháng.

- Tuy nhiên, trong quá trình chuyên chở khách, người chở đò còn có các khoản thu khác như: Bán hàng thủ công, tiền thưởng của khách... nên số thu nhập có thể cao hơn nhưng không ổn định.

- Đối với dân cư ở thôn Đam Khê, cứ mỗi vé giá 25.000 đồng thì người chở đò được giữ lại 19.000 đồng. Song, lượng khách tại Xuyên Thủy động là rất ít nên thu nhập của người dân không ổn định.

- Nhân lực chở thuyền phần lớn là phụ nữ, còn đàn ông thường đi làm các công việc khác; thường họ chỉ đi làm khi có khách quốc tế vì một người chèo đò, còn một người bán hàng.

- Thu nhập từ hàng lưu niệm:

- Mấy năm gần đây, do nhu cầu tham quan du lịch ngày càng lớn nên các dịch vụ phục vụ cho du khách trên địa bàn rất phát triển. Ngoài việc chuyên chở đò ra, nếu gia đình nào có vốn thì kinh doanh thêm các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách trên bến bãi. Lượng mặt hàng đa dạng hay phong phú phụ thuộc vào lượng tiền vốn ít hay nhiều. Hiện nay, trên địa bàn của hai khu du lịch, số lượng các ki ốt bán hàng, các hàng quán cố định của các hộ dân có khoảng 60 – 80 hàng quán: Ở Tam Cốc – Bích Động khoảng 40 – 50 hàng quán

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH TAM CỐC – BÍCH ĐỘNG VÀ CỐ ĐÔ HOA LƯ

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy hoạch lãnh thổ du lịch hoa lư (Trang 26 - 28)