Giải pháp đối với cộng đồng địa phương:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy hoạch lãnh thổ du lịch hoa lư (Trang 32 - 34)

1. 2 Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch

3.2.3 Giải pháp đối với cộng đồng địa phương:

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động du lịch. Nhìn chung du lịch đã thu hút sự quan tâm lớn đối với người dân nơi đây, đặc biệt là đối với thôn Văn Lâm. Du lịch đã trở thành nguồn sống của họ. Tuy nhiên, sự tham gia của họ mới chỉ là tự phát, đang trong bước đầu đi vào quy củ. Cho nên để người dân thực hiện tốt các quy định trong khu du lịch, có lòng nhiệt tình hơn trong công việc, có thể nên áp dụng những hình thức sau:

 Giải pháp về giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Trên thực tế, chất lượng nguồn lao động du lịch hiện nay rất bất cập. Tình trạng những doanh nghiệp du lịch được hình thành do chủ doanh nghiệp có một số vốn tương đối lớn song chưa được đào tạo qua một trường lớp nghiệp vụ nào không phải là ít. Chính vì vậy, tính chuyên nghiệp trong doanh nghiệp đó thường bị hạn chế và hầu như bị áp đặt theo tư duy của “ông chủ”. Đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ non yếu về trình độ ngoại ngữ, không tinh thông về nghiệp vụ mà còn “non” trong những hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử cũng như những giá trị danh lam thắng cảnh. Đội ngũ cán bộ quản lý còn chưa theo kịp với sự phát triển và hội nhập, năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. Số lượng lao động qua đào tạo cần

tăng 19.000 người mỗi năm, trong khi đó, tổng số cơ sở đào tạo du lịch hiện nay khoảng 70 trường với 13.000 người tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có 3,1% lao động có bằng đại học.

 Chất lượng tham gia du lịch của người dân Phương tiện tham gia:

Các thuyền bè cần được sửa sang cho sạch đẹp, đảm bảo an toàn cho du khách. Tuy nhiên, để xây dựng mô hình du lịch sinh thái thì loại thuyền bằng tôn đang được sử dụng hiện nay là chưa đảm bảo được nguyên tắc, các yêu cầu. Nó chỉ đáp ứng một cách tạm thời trong giai đoạn du lịch phát triển vế số lượng mà chưa tính đến lâu dài. Cho nên phương thức dùng thuyền nan nên được áp dụng lại. Thuyền nan tuy không bền như thuyền tôn nhưng lại rẻ hơn và tạo cảnh quan đúng với môi trường hoang sơ, hòa hợp với thiên nhiên. Song cũng phải tính đến phương pháp để bảo quản độ bền của thuyền và trong những ngày mưa, nắng nên có mái che cho du khách.

Tính chuyên nghiệp:

+ Những người dân trong khi chở thuyền đưa khách đi nhiều khi ăn mặc không tươm tất, làm cho khoảng cách giữa khách du lịch và người dân thêm xa, chưa hấp dẫn du khách. Để tạo ra phong cách riêng thì du lịch Hoa Lư cần rất nhiều yếu tố, trong đó hình thức cũng rất quan trọng. Ngoài đồng phục cho cán bộ công nhân viên thì cũng nên có đồng phục cho người chở đò mang phong cách của một vùng thôn quê, giản dị mà không đơn điệu (Có thể nên mặc áo Bà ba với gam màu trầm, đội nón lá…)

+ Người dân cũng luôn mong muốn có nhiều khách đến, như thế họ sẽ có nhiều số lần chở đò và có nghĩa là thêm thu nhập. Nhưng cần phải tạo cho họ có một thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình. Không nên “bên trọng, bên khinh”; thờ ơ hoặc thân thiện quá mức với du khách.

 Bảo vệ môi trường:

Việc khai thác tài nguyên không chỉ là trước mắt mà còn tính đến lâu dài, cho nên việc bảo vệ môi trường không chỉ là sự quan tâm của các nhà quản lý mà phải có sự quan tâm, tham gia của người dân. Do vậy, ngoài việc nghiêm cấm chặt cây rừng, lấy củi, phong lan, săn bắt động vật… thì việc tổ chức các lớp giáo dục mội trường, giáo dục cộng đồng cho những người dân là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quy hoạch lãnh thổ du lịch hoa lư (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)