MẮC SONG SONG HAI BÓNG ĐÈN

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 2 (Trang 39 - 40)

- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

- Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thun thập thông tin trong thực tế đời sống

II.CHUẨN BỊ:

* Chuẩn bị cho mỗi nhóm: Một nguồn điện , hai bóng đèn pin cùng loại, 1 vôn kế, một Ampekế, một công tắc, 9 đoạn dây nối.

 Mỗi HS chuẩn bị một mấu báo cáo thí nghiệm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:1. Ổn định tổ chức (2 phút) 1. Ổn định tổ chức (2 phút)

2. Kiểm tra (3 phút)

- Nêu quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch điện nối tiếp.

- Trả lời mục I đã chuẩn bị trong mẫu báo cáo.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3 phút)

GV: ĐVĐ: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch mắc nt.

trong bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục tục tìm hiểu đặc điểm về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.

Hoạt động 2: Tìm hiểu và mắc mạch điện song song với hai bóng đèn (10

phút)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: cho học sinh quan sát mạch điện hình 28.1a trong SGK và mạch điện mắc cụ thể của giáo viên để trả lời câu hỏi:

- Hai điểm nào là hai điểm nối chung của bóng đèn?

HS: cá nhân HS quan sát mạch điện đã mắc kết hợp vơi H28.1a, trả lời câu hỏi của GV: chỉ ra mạch chính mạch rẽ...

GV: thông báo đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm nối chung là mạch rẽ, đoạn mạch nối với điểm chung với nguồn điện là mạch chính. Trên mạch điện cụ thể, hãy

I. MẮC SONG SONGHAI BÓNG ĐÈN HAI BÓNG ĐÈN Đ 2 Đ 1 K

chỉ ra: Đâu là mạch chính, đâu là mạch rẽ?

GV: yêu cầu học sinh mắc mạch điện hình 28.1a theo nhóm.

HS: Mắc mạchđiện theo nhóm, sau khi GV kiểm tra, đong công tắc, quan sát độ sáng của đèn.

GV: kiểm tra mạch mắc của các nhóm, động viên nhóm mắc nhanh, đúng. Giáo viên giúp đỡ các nhóm yếu.

GV: yêu cầu các nhóm đóng công tắc: quan sát độ sáng các bóng đèn.

- Tháo một bóng đèn, đóng công tắc quan sát độ sáng của bóng đèn còn lại, nêu nhận xét độ sáng của nó so với trước.

* Lưu ý HS:Đây là đặc điểm khác với đoạn mạch mắc nối tiếp (khi tháo bỏ 1 bóng đèn thì bóng còn lại có sáng không).

? Trong thực tế, như ở lớp học mặc dù ta không nhìn thấy rõ cách mắc đèn, quạt điện nhưng theo các em đèn, quạt điện được mắc nối tiếp hay song song? Vì sao em biết?

HS: đèn và quạt điệnđược mắc song song vì đèn và quạt điện có thể hoạt động đập lập (quạt có thể quay mà đèn tắt và ngược lại ).

GV:Hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điện mắc song song có đặc điểm gì khác so với đoạn mạch mắc nối tiếp.

Một phần của tài liệu Giao an hoc ki 2 (Trang 39 - 40)