5. Đánh giá kết quả khóa luận:
2.4 Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu trú trong đại dịch COVID-19 tại tỉnh BR
– VT
Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại BR – VT vẫn là điểm đến an toàn đối với du khách, nhưng ngành du lịch BR-VT chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch cũng giảm hơn 32% so tháng cùng kỳ; doanh thu cũng giảm tương đương. Đặc biệt, khách đoàn sụt giảm mạnh khiến nhiều nhà hàng, quán ăn điêu đứng theo. Việc nhà nước tạm dừng các chuyến bay để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh đã kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng lương khách quốc tế đến du lịch, tham quan nghỉ dưỡng và lưu trú tại tỉnh BR – VT. Bên cạnh đó, tâm lí hoang mang về sự nguy hiểm của dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến khách du lịch nội địa, chi tiêu bị cắt giảm khiến ngành kinh doanh dịch vụ của tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn.
2.4.1 Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trước đại dịch COVID-19 bùng phát
Năm 2019, trong bối cảnh du lịch thế giới tăng trưởng chậm lại, du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao, khách du lịch nội địa đón hơn 85 triệu lượt và tổng thu từ khách du lịch tăng. Trong đó, tỉnh BR – VT đón gần 6 triệu lượt khách, doanh thu đạt 5.326 tỷ đồng đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập bình quân của tỉnh nhà. Hoạt động du lịch, quảng bá du lịch, phát triển du lịch được tỉnh đặc biệt quan tâm và đầu tư xây dựng. Mục tiêu từ năm 2020 – 2025 dự kiến BR – VT đón 8,6 triệu lượt khách trong đó có 1,4 triệu khách quốc tế. Doanh thu ước tính 31,000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm.
Biểu đồ 2.5.1a. Số lượng và tăng trưởng khách năm 2019 từ các thị trường khách quốc tế nhiều nhất đến BR – VT
Nguồn : theo báo cáo thường niên hoạt động du lịch năm 2020 Với sự tăng trưởng nhanh chóng của khách du lịch quốc tế và nội địa, du lịch mang lại nguồn thu ngày càng lớn cho nền kinh tế. Đóng góp trực tiếp của du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): năm 2015 là 6,3% đến năm 2019 là 9,2%, tăng 2,9 điểm phần trăm.Tuy nhiên, thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu vẫn là các nước Châu Á, phần lớn lượng khách chủ yếu đến từ các nước như; Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ngoài ra, việc lưu trú của khách khi đến BR – VT chỉ dao động từ 2 – 3 ngày, điều này cho thấy lượng khách đến du lịch có tiềm năng nhưng hoạt động lưu trú còn nhiều hạn chế. Việc du khách lưu trú ngắn ngày phần nào tác động đến hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú.
2.4.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú tại tỉnh BR – VT trong đại dịch COVID-19
Theo báo cáo từ Sở Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT), tổng lượt khách du lịch trong quý I/2020 ước đạt 2.727.100 lượt, giảm 23,4% so với cùng kỳ, ước đạt 15,15% kế hoạch năm. Trong đó, tổng khách lưu trú 427.100 khách, khách lưu trú quốc tế chỉ đạt 70.800 giảm 23,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng theo báo cáo này, quý II/2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 giãn cách toàn xã hội, hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí đóng cửa. Từ tháng 5, khi dịch COVID-
19được kiểm soát tốt trong nước, nhu cầu du lịch tăng trở lại nhưng chủ yếu khách cá nhân, nhóm nhỏ đi du lịch ngắn ngày với giá kích cầu. Khách nước ngoài và các đoàn khách lớn lưu trú dài ngày…không đáng kể.
Để khôi phục và thu hút du khách đến tỉnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay, địa phương cũng đã vận động được 78 doanh nghiệp triển khai các gói ưu đãi về giá, cụ thể: giảm từ 10% đến 50% dịch vụ lưu trú, nhà hàng giảm từ 10% đến 30%, các khu điểm đến vui chơi giải trí giảm 10% đến 20% giá vé; kết nối các doanh nghiệp với các hãng hàng không giảm cho khách đoàn từ 40% trên tất cả các hành trình đường sắt, đường bộ giảm 20%…
Tuy nhiên, do dịch COVID- 19 bùng phát trở lại ở đợt dịch thứ hai đã đẩy ngành du lịch tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Các hoạt động dịch vụ du lịch gần như bị đóng băng. Hàng loạt doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động, doanh thu thua lỗ. Ước tính số thiệt hại của ngành du lịch lên đến hơn 23 tỷ đồng. Do tình hình của dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chưa xác định được khi nào khống chế được dịch nên ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng đã chủ động xây dựng các kịch bản tăng trưởng để có giải pháp, kế hoạch cho hoạt động kích cầu, truyền thông du lịch.
Theo đó, dịch bệnh có thể được kiểm soát vào Quý III/2020, doanh thu và lượt khách đến Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ giảm, sự hồi phục của ngành sẽ không nhiều. Vì diễn biến dịch bệnh trên thế cón diễn ra phức tạp, sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng khách quốc tế đến tỉnh (tập trung vào mùa nghỉ đông – 3 tháng cuối năm) sẽ giảm mạnh. Thị trường nội địa quen thuộc cũng sẽ khó khăn trong việc kích cầu. Mặc dù chủ trương đã bỏ cách ly xã hội, nhưng khách vẫn còn tâm lý e dè tập trung chỗ đông người. Do đó, Sở Du lịch sẽ cố gắng thực hiện tốt kế hoạch kích cầu, để các chỉ tiêu trong năm 2020 đạt từ 60% đến 65% kế hoạch.
Quý Khách lưu trú quốc tế Quý 1 70.800 Qúy2 40.600 Quý 3 82.000 Quý 4 60.056
Nguồn: theo thống kê của tổng cục du lịch năm 2020 2.4.3 Thực trạng công suất phòng, hiệu suất phòng trong đại dịch COVID- 19
Sau những nỗ lực khoanh vùng dập dịch của Chính phủ, tâm lý an tâm đã trở lại và nhu cầu du lịch xuất hiện. Thời điểm này, quan sát tại các trung tâm du lịch trên địa bàn như Bãi Sau, Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Côn Đảo… dễ nhận thấy các bãi tắm, điểm tham quan, cơ sở lưu trú nhộn nhịp hơn hẳn so với tuần đầu tháng 12. Nhiều khách sạn, resort ven biển đạt trên 80% công suất phòng dịp cuối tuần.
Các khách sạn, resort có không gian đẹp, sát biển, nhu cầu đặt phòng, dịch vụ cho dịp Noel và Tết Dương lịch đang tăng dần. Trong đó, 3 ngày Tết Dương lịch (từ ngày
1 đến ngày 3/1/2021) nhiều khách sạn, resort trên tuyến ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu đã đạt hơn 80% công suất phòng. Nguồn khách chính lưu trú trong dịp này chủ yếu đến từ TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Đại diện nhiều khách sạn cho hay, từ khi dịch COVID-19 xảy đến, xu hướng du lịch cũng thay đổi. Khách đoàn vẫn có nhưng không còn giữ vị trí chủ lực, thay vào đó là khách cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ chiếm đa số.
Thói quen du lịch cũng khác trước, du khách thường chọn những điểm gần, thuận tiện đi về, trên đường di chuyển hoặc xuống tận nơi xem tình hình phòng dịch tại điểm đến mới quyết định mua phòng để lưu lại. Với tình hình dịch bệnh đã lắng xuống, thời tiết BR- VT dịu mát cuối năm, giao thông nối BR-VT và TP.Hồ Chí Minh thuận lợi, BR-VT khẳng định độ an toàn tuyệt đối trong dịch COVID-19, các DN kỳ vọng BR-VT sẽ đón lượng lớn khách về du lịch, nghỉ dưỡng trong kỳ nghỉ Noel và Tết Dương lịch này.
Bảng 2.5.3b: Công suất phòng tỉnh BR – VT năm 2020
6 tháng đầu năm 2020 6 tháng cuối năm 2020
2.4.4 Thực trạng doanh thu bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Thống kê của Sở Du lịch, năm 2020, BR-VT đón hơn 10,8 triệu lượt khách, đạt 60,34% kế hoạch năm, giảm 30,15% so với năm 2019; doanh thu du lịch đạt 11.929 tỷ đồng, đạt 62,26% kế hoạch năm, giảm 27,96% so với năm 2019. Đặc biệt, 3 tháng thấp điểm của du lịch cả nước (tháng 10, 11, 12) nhưng lượng khách đổ về BR-VT vẫn tăng mạnh. Nhiều khách sạn, KDL kín khách vào cuối tuần. Đây là niềm vui lớn cho du lịch BR-VT vì xuyên suốt quá trình phát triển ngành chưa có năm nào mùa thấp điểm tín hiệu thị trường lại tốt như thế. Những cơ sở lưu trú quy mô nhỏ tạm dừng hoạt động sau những lần dịch bùng phát cũng đã mở cửa trở lại, việc làm trong ngành du lịch được khôi phục.
Bảng 2.5.4 Thống kê lượt khách đến và doanh thu du lịch tỉnh BR – VT năm 2017-2020
Thời gian Tổng lượt khách đến
Năm 2017 Không có thống kê
Năm 2018 13,5 triệu lượt
Năm 2019 15,55 triệu lượt
Năm 2020 9,34 triệu lượt
2.4.5 Thực trạng nguồn nhân lực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Một trong những nỗi lo lớn của ngành Du lịch cũng như các CSKDLT hiện nay là sẽ mất người lao động có tay nghề sau dịch Covid-19.
Sự sụt giảm nguồn khách không chỉ đẩy các công ty lữ hành vào cảnh khốn đốn mà còn khiến các dịch vụ đi kèm như lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm... gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết tình thế, các doanh nghiệp đang tìm cách điều tiết nhân sự, thực hiện chế độ làm việc gối đầu, luân phiên hay làm việc online, làm từ xa, khuyến khích nhân viên nghỉ phép. Hiện nay ở khối lưu trú, các khách sạn từ 3 - 5 sao đã cho 50% nhân viên nghỉ việc không hưởng lương hoặc.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch tỉnh BR - VT nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung, hoạt động du lịch bị tổn hại nặng nề, lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng do di chuyển bằng đường hàng không bị phong tỏa,hạn chế trong thời gian dài. Điều đó cho thấy đại dịch COVID-19 tác động đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế. Sự sụt giảm của hoạt động kinh doanh du lịch và lưu trú kéo theo nhiều lĩnh vực như giao thông, từ ngành kinh tế mũi nhọn thành gánh nặng của nền kinh tế và có khả năng trở thành khủng hoảng.
Năm 2020, có thể nói là một năm thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Trước những khó khăn mà đại dịch COVID-19 gây ra cần đưa ra những phải pháp giải quyết và khắc phục ngay trong mùa dịch và có kế hoạch rõ ràng để phát triển rõ ràng sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU