Lát ại vườn giống gốc

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu ex c y wu et s k chen) tại tỉnh hà giang (Trang 34)

90 ngày trồng ta có kết quả ở bảng 4.4 dưới đây:

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc

Xuất xứ Ký hiệu Tổng số cây Chiều dài lá tăng thêm (cm) Chiều rộng lá tăng thêm (cm) Lào Cai 1 90 2.50 3.46 Hà Giang 2 90 3.26 4.20 Yên Bái 3 90 2.86 3.83 LSD0.05 0.34 0.36 CV 5.2 4.3

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy, sau 90 ngày trồng số thân trung bình/ gốc với các xuất xứ lần lượt như sau: Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Xuất xứ Lào Cai là 2.50cm, xuất xứ Hà Giang là 3.26cm, xuất xứ Yên Bái là 2.86cm. Sau 90 ngày trồng chiều rộng lá tăng thêm trung bình lần lượt là: Lào Cai 3.46cm, Hà Giang là 4.20cm, Yên Bái là 3.83cm.

Nhìn vào bảng ta thấy sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm cao nhất là Hà Giang đạt 3.26cm; Chiều dài lá tăng thêm thấp nhất là xuất xứ Lào Cai đạt 2.5cm. Sau 90 ngày chiều rộng lá tăng thêm cao nhất là xuất xứ Hà Giang đạt 4.20cm; Chiều rộng lá tăng thêm sau 90 ngày trồng thấp nhất là xuất xứ Lào Cai đạt 3.46cm.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ só CV và LSD0.05 có ý nghĩa thực sự. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi khác nhau là có ý nghĩa.

Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Giảo cổ lam 7 lá

4.3. Tình hình sâu bệnh hại của cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc

4.3.1. Sâu hại chính đối với cây Giảo cổ lam

Qua quá trình theo dõi sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc, ta thấy các loại sâu chính đối với cây Giảo cổ lam 7 lá thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5. Các loạisâu hại chính của các giống cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc

Giống cây Đối tượng gây hại Bộ phận bị

hại Tên Việt Nam Tên khoa học

1

Rầy xanh Empoasca sp. Lá non

Nhện đỏ Tetranychus sp.

Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr Lá non, ngọn non

2

Rầy xanh Empoasca sp. Lá non

Nhện đỏ Tetranychus sp.

Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr Lá non, ngọn non

3

Rầy xanh Empoasca sp. Lá non

Nhện đỏ Tetranychus sp.

Sâu ban miêu Lytta vesicatoria Fabr Lá non, ngọn non

Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy cây Giảo cổ lam 7 lá với 3 xuất xứ Lào Cai, Hà Giang và Thái Nguyên đều xuất hiện cả 3 loại sâu bệnh chính đó là rệp xanh và nhện đỏ.

- Rầy xanh (Empoasca sp.): Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa ở búp non theo đường gân chính và hai đường gân phụ của lá non, gây nên những vết châm nhỏ như kim châm làm cho lá non bị tổn thương, việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá non bị trở ngại. Những lá này nếu gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá. Phần còn lại trở lên cong queo cằn cỗi.

- Nhện đỏ (Tetranychus sp): Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

- Sâu Ban miêu (Lytta vesicatoria Fabr): Ban miêu đen phát sinh quanh năm và phân bố rộng ở nhiều nơi. Bọ trưởng thành ăn lá nhiều loại cây trồng. Sâu ban miêu sống hoang dại ở khắp các tỉnh nước ta, mùa bắt vào

khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 6. Bọtrưởng thành hoạt động chủ yếu là bò để di chuyển. Gặp động chúng thường ẩn nấp sau lá cây hay giả chết. Từ đốt chân tiết ra dịch màu vàng hay da cam. Dịch này nếu dính vào da người có thể gây lở loét. Bọ trưởng thành thường tụ tập thành đàn, ăn khuyết lá nham nhở. Chúng thích ăn lá non. Sau khi vũ hoá 4-5 ngày thì giao phối. Con cái trưởng thành giao phối một lần. Con đực giao phối 3-4 lần. con cái dùng miệng đào đất sâu 5 cm để đẻ trứng, sau đó lấp đất và đi nơi khác. Một con cái đẻ khoảng 400 – 500 trứng. Sâu non nở ra, chui lên mặt đất đi tìm thức ăn. Thức ăn của sâu non là trứng các loài châu chấu. Nếu không tìm được trứng châu chấu thì sau 10 ngày sâu non chết.

Cách phòng trừ: có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu có độc tính thấp như dịch chiết từ lá khổ sâm Metrine (Sokupi 0,36 AS; Wotac 5 EC), lưu ý phun trừ khi sâu mới nở tuổi 1,2. Chỉ tiến hành khi bọtrưởng thành tập trung với mật độ cao và gây hại rõ rệt. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu thường dùng Trước khi mặt trời mọc, lúc sâu chưa tỉnh, người ta đi bắt hoặc lắc cành lá cho sâu rơi vào túi vải, sau đó nhúng cả túi vào nước sôi cho sâu chết, Dùng các loại thuốc trừ sâu như Dipterex 90 SP Confidor 100 SL, Regent 800 WG, Fastac 5 EC… để phun trừ tiêu diệt trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng.

Sâu Ban miêu đen Sâu Ban miêu sọc

Rầy xanh Nhện đỏ

Hình 4.4. Một số hình ảnh loài sâu hại cây Giảo cổ lam 4.3.2. Bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam

Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân.

Các bệnh hại đối với cây Giảo cổlam như sau:

a. Bệnh thối cổ rễ - Triệu chứng: Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp

sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật.

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. - Điều kiện phát sinh, gây hại:

+ Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, trên đất cát nhiều hơn đất thịt.

+ Nấm gây hại ởgiai đoạn cây con. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao. - Biện pháp phòng, trừ:

+ Xới đất vun gốc kịp thời cho gốc cây thông thoáng.

+ Dùng các thuốc gốc đồng hoà nước phun ướt đẫm hốtrước khi trồng có tác dụng diệt nấm hạn chế bệnh rất tốt.

+ Khi bệnh phát sinh phun các thuốc đặc trị nấm như Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1 - 2%o; Copper -B 2 - 3%o, Tilt super 250 ND, Bonanza 100 (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa đều trị được bệnh này).

b. Bệnh thối nhũn thân

- Bệnh do nấm khuẩn gây ra, do độ ẩm đất quá cao - Phòng trừ: phun phòng bằng Booc đô 0,5%.

4.4. Một số kinh nghiệm, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc

4.4.1. Một số bài học kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Giảo cổ lam 7 lá

Qua quá trình trồng, chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc, có thể đưa ra một số kinh nghiệm chăm sóc và phát triển vườn giống gốc như sau:

- Khi trồng tiến hành vào trồng vào nhưng ngày râm mát hay mưa nhỏ. Trồng xong phải tưới nước ngay cho đất ẩm. Sau những lần mưa to cần giúp cây tiêu nước kịp thời để tránh ngập úng.

- Phải làm giàn che để tránh ánh nắng trực tiếp và mưa to làm cây bị thối. - Trong quá trình chăm sóc thường xuyên làm cỏ, xới đất nhẹ trên bề mặt cho đất tơi xốp không làm hại cho cây và rễ bộ. Kết hợp diệt sâu bọ cho

cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

- Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng cho nên phải thường xuyên theo dõi độẩm của vườn giống gốc để kịp thời cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới cho cây phải là nguồn nước sạch.

- Tỉa cây yếu, cây bị sâu bệnh nhằm hạn chế lây lan và tiết kiệm được công chăm sóc. Dặm cây khỏe vào chỗ trống để dảm bảo khoảng cách, mật độ cây,...

- Phải bón phân được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng.

4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc

- Vườn giống gốc bảo tồn được nguồn gen cây Giảo cổ lam 7 lá tại tỉnh Hà Giang.

- Vườn giống gốc cung cấp nguồn giống, chất lượng tốt, sạch bệnh, khả năng chống chịu sâu bệnh cao làm vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển.

4.4.3. Giải pháp cụ thể

- Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu.

- Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc.

Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Giảo cổ lam 7 lá:

+ Chọn vùng trồng: Cây Giảo cổ lam 7 lá trồng được ở những vùng núi cao ( từ 300 – 3000m so với mực nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt đọ trung bình 15 – 250C, độ ẩm không khí 70 – 95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra cây còn được trồng vào vụ đông xuân ở đồng bằng.Cây Giảo cổ lam 7 lá không kén chọn đất nên có thể trồng nhiều loại đất khác nhau và đất có độ PH thích hợp từ 6,0 – 7,0.

+ Kỹ thuật làm đất: Đất trồng giảo cổ lam 7 lá cần đảm bảo độ ẩm, chất đất tốt, có thể trồng dưới tán cây. Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữẩm vào mùa khô. Lên luống cao

khoảng 15-20cm, rộng khoảng 80-100cm, rãnh rộng khoảng 25-30cm, chiều dài tùy theo ruộng.

+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt cây sao cho rễ thẳng đứng, lấp đất và ấn chặt rễ. Trồng cây xong tưới nước ngay, nên trồng vào những ngày râm mát.

Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, kết hợp với bón thúc phân đạm và kali giúp cây sinh trưởng tốt, định kỳ mỗi tháng 1 lần. Cây Giảo cổ lam 7 lá dài khoảng 20 - 25 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữ A và cắm 1 hàng giữa để 3 hàng Giảo cổ lam leo chung.

Tưới tiêu: Giảo cổ lam 7 lá là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm trong vườn để kịp thời cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. Nếu mưa to, phải nhanh chóng thoát nước cho cây tránh ngập úng.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây Giảo cổ lam 7 lá chủ yếu xuất hiện 3

loại sâu chính đó là: Rệp xanh và Nhện đỏ và Sâu ban miêu. Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân. Các bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam thường gặp là bệnh thối cổ rễ và bệnh thối nhũn thân. Chính vì vậy cần theo dõi cây thường xuyên để kịp thời phun thuốc phòng trừ tránh lây lan rộng. Khi thấy cây bị các loại nấm hại cần loại bỏ những cây bị hại để tránh lây lan, tiến hành bắt hoặc phun thuốc trừ sâu hại. Các loại thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý nên dùng các thuốc có nguồn gốc thảo mộc, các thuốc hoá học không bị cấm, dùng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

- Tiến hành xây dựng vườn giống gốc cây Giảo cổ lam 7 lá tại Vườn ươm công nghệ cao giống cây trồng nông lâm nghiệp, cây ăn quả, hoa cây cảnh và dược liệu thuộc Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam địa chỉ tổ 17 Thị trấn Vị Xuyên - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang với diện tích 2000m2 kích thước trồng là 20cm × 20 cm. Trồng 3 xuất xứ cây Giảo cổ lam 7 láở vườn giống gốc.

- Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá tại vườn giống gốc: tỷ lệ cây sống sau 90 ngày trồng đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ bật chồi từ 77.77% trở lên; có thời gian bật chồi trung bình từ 6.57 ngày – 8.26 ngày.

- Sau 90 ngày trồng chiều dài lá tăng thêm từ 2.50 – 3.23cm; chiều rộng lá tăng thêm từ 3.56 – 4.16cm.

- Cây Giảo cổ lam 7 lá trồng tại vườn giống gốc chủ yếu xuất hiện 3 loại sâu chính đó là: Rệp xanh và Nhện đỏ và Sâu ban miêu. Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân. Các bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam thường gặp là bệnh thối cổ rễ và bệnh thối nhũn thân.

- Kinh nghiệm chăm sóc vườn giống gốc Giảo cổ lam: Thường xuyên kiểm tra, tưới nước đủ ẩm, làm giàn che cho cây, làm cỏ, xới đất, theo dõi tình hình sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thới.

- Việc duy trì vườn giống gốc có ý nghĩa lớn đối với bảo tồn nguồn gen cây Giảo cổ lam 7 lá và cung cấp nguồn vật liệu nhân giống, bảo tồn và phát triển loài này.

- Một số giải pháp để duy trì vườn giống gốc: phải khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu của cây tại vườn giống gốc; áp dụng đúng và đồng bộ các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc.

5.2. Kiến nghị

Cần tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng của các cây Giảo cổ lam 7 lá ở vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn được cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc.

Đảm bảo cung cấp nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhân giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Giảo cổ lam 7 lá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Ngô Triệu Anh (2011), Y Dược học Trung Hoa, NXB Y học.

2. Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Tập III, 320-324.

3. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội.

4. Trần Lưu Vân Hiền, Phạm Thanh Kỳ, Phạm Thanh Hương (2000), “Nghiên cứu tác dụng ức chế khối u của saponin chiết từ Giảo cổ lam (Gynostemma Pentaphyllum (thunb.) Makino)”, Tạp chí Thông tin y dược,

số 11, tr.36-38.

5. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ.

6. Phạm Thanh Huyền và cs (2016), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen Hà thủ ô đỏ và Đảng sâm Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất thuốc”, NVQG-2011/10, Bộ Khoa học và Công nghệ.

7. Phạm Ngọc Khánh (2013), Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống vô tính đối với cây Giảo cổ lam tại

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynostemma pubescens (gagnep ) c y wu ex c y wu et s k chen) tại tỉnh hà giang (Trang 34)