M ỤC LỤC
4.4.3. Giải pháp cụ thể
- Nguồn giống ban đầu để trồng vườn giống gốc phải qua các quá trình khảo nghiệm và kiểm định chất lượng và hàm lượng dược liệu.
- Cần áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc các cây Giảo cổ lam 7 lá trong vườn giống gốc.
Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Giảo cổ lam 7 lá:
+ Chọn vùng trồng: Cây Giảo cổ lam 7 lá trồng được ở những vùng núi cao ( từ 300 – 3000m so với mực nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt đọ trung bình 15 – 250C, độ ẩm không khí 70 – 95%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra cây còn được trồng vào vụ đông xuân ở đồng bằng.Cây Giảo cổ lam 7 lá không kén chọn đất nên có thể trồng nhiều loại đất khác nhau và đất có độ PH thích hợp từ 6,0 – 7,0.
+ Kỹ thuật làm đất: Đất trồng giảo cổ lam 7 lá cần đảm bảo độ ẩm, chất đất tốt, có thể trồng dưới tán cây. Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữẩm vào mùa khô. Lên luống cao
khoảng 15-20cm, rộng khoảng 80-100cm, rãnh rộng khoảng 25-30cm, chiều dài tùy theo ruộng.
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Kỹ thuật trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt cây sao cho rễ thẳng đứng, lấp đất và ấn chặt rễ. Trồng cây xong tưới nước ngay, nên trồng vào những ngày râm mát.
Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, kết hợp với bón thúc phân đạm và kali giúp cây sinh trưởng tốt, định kỳ mỗi tháng 1 lần. Cây Giảo cổ lam 7 lá dài khoảng 20 - 25 cm bắt đầu cần làm giàn leo, dùng cây sặt, hoặc tre làm giàn cắm chéo hình chữ A và cắm 1 hàng giữa để 3 hàng Giảo cổ lam leo chung.
Tưới tiêu: Giảo cổ lam 7 lá là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm trong vườn để kịp thời cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. Nếu mưa to, phải nhanh chóng thoát nước cho cây tránh ngập úng.
+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây Giảo cổ lam 7 lá chủ yếu xuất hiện 3
loại sâu chính đó là: Rệp xanh và Nhện đỏ và Sâu ban miêu. Loài Giảo cổ lam thường gặp các bệnh hại chủ yếu do các loại nấm, vi rút, vi khuẩn gây nên, chúng phá hủy tế bào thực vật làm thối hạt, thối mầm, thối rễ, khô lá, khô thân. Các bệnh hại đối với cây Giảo cổ lam thường gặp là bệnh thối cổ rễ và bệnh thối nhũn thân. Chính vì vậy cần theo dõi cây thường xuyên để kịp thời phun thuốc phòng trừ tránh lây lan rộng. Khi thấy cây bị các loại nấm hại cần loại bỏ những cây bị hại để tránh lây lan, tiến hành bắt hoặc phun thuốc trừ sâu hại. Các loại thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý nên dùng các thuốc có nguồn gốc thảo mộc, các thuốc hoá học không bị cấm, dùng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ