L Ờ IC ẢM ƠN
3.4.1. Phương pháp xác định môi trường nhân sinh khối phù hợp
Môi trường nhân sinh khối phù hợp: Được thử nghiệm trên 3 loại môi trường thông dụng là môi trường PD, môi trường NB và môi trường King’B không agar.
+ Môi trường PD thành phần gồm: Khoai tây 200 gam
Glucose 20 gam
Nước 1000 ml
Khoai tây rửa sạch để cả vỏ, cắt thành khối có kích thước 1x1x1cm, cho vào đun cùng 1000 ml nước, đun sôi trong 30 phút. Lọc lấy nước trong, cho thêm nước để đủ 1000 ml. Sau đó cho D-glucose vào khuấy cho tan đều,cho vào 10 bình tam loại 250 ml nút bông và quấn giấy ở miệng bình, hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 20 phút (thí nghiệm được lặp lại 3 lần).
+ Môi trường King’B không agar thành phần gồm:
K2HPO4 0,15 gam
MgSO4.7H2O 0,15 gam
Peptone 20 gam
Glycerol 10 ml
H2O 1000 ml
Sau khi hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 20 phút sau đó để các bình môi trường vào trong tủ cấy, khử trùng các dụng cụ cần thiết và tiến hành trước ngọn lửa đèn cồn.
+ Môi trường NB không agar thành phần gồm: Môi trường – thịt – pepton có thành phần:
Nước thịt 1000ml Pepton 10g, pH=7;
Môi trường được hấp khử trùng 1 atm/30 phút.
Lấy từng loại chủng có hiệu lực cao, dùng que cấy khử trùng lấy từng loại VK sinh màng nhầy cho vào mỗi bình môi trường. Với mỗi loại lấy 1 vòng que cấy để đảm bảo lượng VK sinh màng nhầy đưa vào môi trường không quá ít. Nút bông và ghi rõ ký hiệu của từng loại. Cho các bình vào máy lắc, lắc với tốc độ 150 vòng/phút ở 280C với thời gian lắc 72 giờ. Lấy các bình đã lắc mỗi loại ra một ít làm mẫu trang trên môi trường PDA, đếm số lạc khuẩn hữu hiệu bằng phương pháp pha loãng tới hạn (Nguyễn Lân Dũng và Phạm Văn Ty, 1998); (Phạm Quang Thu và Nguyễn Thị Thúy Nga, 2007).
3.4.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của ẩm độđến sựsinh trưởng của các chủng VSV sinh màng nhầy