b) Ứng dụng của vật liệu nano đồng trong y dược học
1.2.7.1. Nghiên cứu về nano đồng trên thế giớ
Năm 2007, tác giả Bong Kyun Park cùng các cộng sự đã tổng hợp thành công dung dịch nano đồng với kích thước trung bình đạt khoảng 45nm, trong môi trường không khí bằng phương pháp polyol, sử dụng muối CuSO4.5H2O, tác nhân khử là NaH2PO2.H2O, chất ổn định là PVP:4000. Dung dịch polyol (ethylen glycol) vừa đóng vai trò dung môi và vừa là tác nhân khử. Tuy nhiên trong quá trình tổng hợp nano đồng, khả năng khử của diethylen glycol không đủ để khử Cu2+ bởi vì dễ bị oxy hóa thành CuO hoặc Cu2O trong không khí. NaH2PO2 trong nước tạo ra phản ứng oxy hóa theo phương trình:
Electron giải phóng ra được dùng để khử Cu2+:
Do vậy, nhóm tác giả khiểm soát mức độ khử Cu2+ thành Cu nguyên tử (nano đồng) bằng cách điều chỉnh tác nhân khử NaH2PO2 [31].
Tác giả Khannan và cộng sự đã xây dựng quy trình tổng hợp hạt nano đồng có kích thước hạt trong khoảng 50-100nm, theo sơ đồ sau [32]:
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng hợp nano đồng
Tác giả Xiao-Feng và cộng sự đã chế tạo được dung dịch nano đồng với nồng độ cao, ứng dụng làm mực in trong công nghiệp. Nhóm tác giả đã sử dụng muối đồng (II) sulfat, dung môi là diethylen glycol (DEG), chất khử là NaH2PO2, chất ổn định là PVP và chất hoạt động bề mặt là cetyltrimethyl ammoni bromid (CTAB). Hạt nano đồng tạo ra với kích thước khoảng 10nm [33].
Tác giả Jinwen và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp hạt nano đồng bằng phương pháp khử qua hai bước (two – step reduction method). Hạt nano đồng tạo ra có kích thước từ 20-45 nm.
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổng hợp hạt nano đồng theo phương pháp khử hai bước
Đây là phương pháp tạo ra hạt nano đồng dựa vào phản ứng phân hủy các hợp chất phức của đồng. Để bề mặt các hạt nano đồng không bị oxy hóa, phản ứng thường được thực hiện trong môi trường chân không hoặc sử dụng các tác nhân hoạt động bề mặt có tác dụng ngăn cản sự tiếp xúc của đồng với không khí như Triton X-100, Tween-80, dodecylamine, oleylamine.