Nghiên cứu về nano đồng ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghien cứu nano đồng đề cương NCKH (Trang 30 - 32)

b) Ứng dụng của vật liệu nano đồng trong y dược học

1.2.7.2.Nghiên cứu về nano đồng ở trong nước

Tác giả Nguyễn Thị Phương Phong và cộng sự đã tổng hợp và khảo sát tính chất của nano đồng bằng phương pháp polyol và nhiệt vi sóng. Dung dịch keo nano đồng được tạo ra bằng phản ứng khử muối đồng (II) sulfat bằng tác nhân khử NaBH4 trong môi trường ethylen glycol với sự hiện diện của chất bảo vệ PVP. Hạt nano đồng thu được có kích thước trung bình đạt 4±2 nm [14].

Tác giả Đặng Thị Mỹ Dung và các cộng sự đã chế tạo dung dịch keo nano đồng bằng phương pháp khử hóa học (môi trường ethylen glycol, tác nhân khử NaBH4). Hạt nano đồng tạo ra có kích thước khoảng 10-22 nm [34].

Tác giả Đặng Mậu Chiến và các cộng sự đã tổng hợp nano đồng bằng phương pháp khử hóa học sử dụng chất ổn định PVP và PEG, chất khử là NaBH4, Vitamin C làm chất chống oxy hóa. Dung dịch nano đồng tạo ra có kích thước hạt đạt khoảng 50 nm [13].

Tác giả Cao Văn Dư và cộng sự đã tổng hợp thành công dung dịch keo nano đồng sử dụng muối đồng (II) nitrat trong môi trường glycerol, và chất ổn định polyvinyl pyrrolidone (PVP, Mw = 106 gam/mol). Kích thước hạt nano đồng đạt 12±3,6 nm [35].

Tác giản Phạm An Dương Khang và cộng sự đã nghiên cứu chế tạo hạt nano đồng được tổng hợp bằng phương pháp xanh sử dụng dịch chiết từ lá bàng (Terminalia catappa L.) làm tác nhân khử ion đồng (II) có trong

dung dịch đồng nitrate. Các hạt nano đồng tạo ra trong dung dịch phản ứng được theo dõi bằng máy quang phổ UV-Vis và kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission electron microscopy - TEM), đánh giá khả năng kháng khuẩn Xanthomonas sp. và nấm Colletotrichum spp. Kết quả cho thấy, hạt nano bạc được tổng hợp có kích thước từ 5-20 nm. Dung dịch nano bạc tạo thành có khả năng kháng cả khuẩn Xanthomonas sp. và nấm Colletotrichum spp [36].

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghien cứu nano đồng đề cương NCKH (Trang 30 - 32)