BIỆN PHÁP THỨ SÁU: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM THÂN THIỆN, DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

Một phần của tài liệu SK Mot so bien phap phat trien doi ngu giao vien THCS (Trang 32 - 34)

II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI KẾT QUẢ

BIỆN PHÁP THỨ SÁU: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM THÂN THIỆN, DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

THÂN THIỆN, DÂN CHỦ, ĐOÀN KẾT TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ SỰ GẮN BÓ CỦA GIÁO VIÊN VỚI NHÀ TRƯỜNG

Để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cần có một môi trường làm việc thuận lợi. Lý luận chỉ ra rằng một môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ và đoàn kết tạo động lực cho giáo viên.

Thực trạng cho thấy, Hiệu trưởng nhà trường chưa chú trọng tới những biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, chưa giữ chân được những giáo viên giỏi có kinh nghiệm ở lại trường.

Môi trường và cơ chế chính sách thuận lợi là động lực, điều kiện quan trọng để đội ngũ giáo viên có cơ hội được học tập, rèn luyện, phát triển, và chỉ ở trong môi trường thuận lợi có cơ chế, chính sách phù hợp, năng lực, sở trường của mỗi cá nhân mới được phát huy, tác động trở lại môi trường, xây dựng môi trường càng thuận lợi hơn cho sự phát triển bền vững của mỗi tổ chức.

Tạo niềm tin cho đội ngũ giáo viên tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Xây dựng tập thể sư phạm tốt, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, học tập lâu dài.

Hiệu trưởng nhà trường xác định đúng bản chất và ý nghĩa của một môi trường thuận lợi để chủ động tạo lập hay có những tác động đến các cấp quản lý tạo điều kiện để xây dựng môi trường tốt cho các hoạt động giáo dục và phát triển đội ngũ giáo viên.

Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên đã được Đảng và Nhà nước quan tâm về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đời sống của đa số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Nếu đội ngũ giáo viên được quan tâm và chăm lo đầy đủ thì chất lượng giáo dục ngày càng phát triển. Để chất lượng giáo dục không ngừng phát triển về mọi mặt, Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục cần có sự quan tâm thiết thực tới đội ngũ giáo viên bằng nhiều cách, bằng các công việc cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, về bổ nhiệm, đãi ngộ, quyền lợi vật chất, tinh thần như: Chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, chế độ thử việc, ốm đau, thai sản, khen thưởng … khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc thanh toán các chế độ cho giáo viên.

- Nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp nhằm tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giáo viên từ nguồn quỹ của nhà trường như quỹ tương trợ, quỹ tình thương hoặc kêu gọi các tổ chức, cá nhân, những mạnh thường quân ủng hộ cho giáo dục, để giúp cho giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau, gia đình gặp phải hoạn nạn.

- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ giáo viên được thăm quan, du lịch nghỉ dưỡng trong dịp hè, trong những ngày lễ lớn.

Môi trường bên ngoài: Là toàn bộ hệ thống chính trị, thiết chế và kinh tế văn hóa – xã hội nói chung và của thành phố nói riêng; chế độ, chính sách, các điều kiện phát triển giáo dục, các bên liên đới ngoài nhà trường và cơ

quan quản lý giáo dục; sự quan tâm và ý thức, trách nhiệm của CBCC, nhân dân… với công tác giáo dục.

Môi trường bên trong: Được nêu chung cho cả Ngành từ Sở GD&ĐT đến các trường học, đó là toàn bộ hệ thống quản lý, chỉ đạo, cơ chế do chính Trường tạo ra trong triển khai các hoạt động giáo dục; là hệ thống trường lớp, các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục, cảnh quan môi trường sư phạm; là bầu không khí tâm lý, là sự nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện, năng lực, trách nhiệm, tình cảm của đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục và tinh thần, thái độ học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu SK Mot so bien phap phat trien doi ngu giao vien THCS (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w