Biến chứng xa sau mổ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THAY KHỚP HÁNG (Trang 32 - 35)

4. Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay khớp

4.3.Biến chứng xa sau mổ

* Lỏng khớp nhân tạo

Một trong những biến chứng hay gặp sau thay khớp háng toàn phần là lỏng khớp nhân tạo. Đây là hậu quả của nhiều phản ứng xảy ra giữa khớp nhân tạo và tổ chức xung

quanh. Lớp xương xung quanh ổ cối và chuôi bị tiêu hủy làm cho khớp nhân tạo không còn chắc chắn như ban đầu.

Chẩn đoán lỏng khớp nhân tạo trên lâm sàng thường khó khăn do triệu chứng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khớp háng đã gặp trước đó. Bệnh nhân chủ yếu thấy đau háng, dọc xương đùi hoặc đầu gối, đau tăng lên khi vận động nhiều. Có thể có ngắn chi làm cho người bệnh đi khập khiễng. Để chẩn đoán xác định cần dựa vào Xquang và so sánh với phim chụp ngay sau mổ. Martin B Gringras (1980) đã đưa ra 4 dấu hiệu chính trên Xquang để chẩn đoán lỏng khớp nhân tạo [12]:

- Vùng sáng xung quanh cán chuôi, ổ cối.

- So sánh lệch ổ cối, cán chuôi so với phim sau mổ. - Có vùng sáng ở đầu xa của chuôi.

- Lún chỏm vào vùng mấu chuyển và tiêu vùng cựa (mào Meckel) trên

mấu chuyển bé.

Tuy nhiên, phần lớn chẩn đoán dựa vào đường sáng giữa xương và khớp nhân tạo. Nếu nó xuất hiện sau mổ 6 tháng mà trước đó không có hoặc ngày càng rộng ra > 2mm là dấu hiệu của lỏng khớp. Ngoài ra nếu ổ cối lệch, xoay so với sau mổ là lỏng ổ cối, chuôi lún di lệch so với sau mổ là lỏng chuôi.

Đau là triệu chứng chủ quan do người bệnh cảm nhận thấy và có thể được biểu hiện thông qua những hậu quả của triệu chứng đau mang lại. Giải quyết triệu chứng này cũng là một trong những mục đích điều trị của chỉ định phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.

* Tiêu xương quanh khớp nhân tạo

Sự tồn tại của khớp háng nhân tạo trong cơ thể người bệnh về thực chất đã làm thay đổi những hiện tượng sinh lý, sinh cơ học bình thường của khớp.

Tiêu xương quanh khớp háng nhân tạo cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng lỏng khớp nhân tạo sau này.

* Cốt hóa lạc chỗ

Đây là hiện tượng tạo xương bất thường trong phần mềm quanh ổ khớp sau thay khớp nhân tạo. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do các mảnh xương vụn bắn ra xung quanh trong quá trình phẫu thuật không được bơm rửa sạch, lẫn vào trong phần mềm xung quanh và phát triển dần. Brooker và cộng sự chia cốt hóa lạc chỗ thành 4 độ [14]:

- Độ 1: Đảo xương nằm trong cơ và phần mềm.

- Độ 2: Đảo xương mọc từ xương đùi hoặc xương chậu nhưng cách xa

hơn 1cm.

- Độ 4: Xương mọc từ hai phía dính vào nhau gây cứng khớp.

Biến chứng này nếu ở mức độ nặng sẽ gây đau cho bệnh nhân, nặng hơn nữa có thể làm cản trở tầm hoạt động của khớp.

KẾT QUẢ

Vẫn còn nhiều tranh cãi về phương pháp tối ưu cho thay khớp háng toàn phần. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu trước đây chỉ ra không có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 phương pháp thay khớp háng toàn phần có xi măng và không có xi măng, mỗi phương tiện lại có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên gần đây đã có nhiều nghiên cứu lớn hơn với thời gian theo dõi dài hơn được tiến hành.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ THAY KHỚP HÁNG (Trang 32 - 35)