Khi được học tập các chuyên đề tôi nhận thấy rằng : Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động hết sức quan trọng và là việc làm thường xuyên của mỗi nhà trường phổ thông, là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
Công tác sinh hoạt chuyên môn lâu nay nhiều nhà trường chỉ đạo và thực hiện rất tốt, trường tôi cũng vậy nó đã đem lại hiệu quả đáng trân trọng. Những đơn vị này các tổ trưởng chuyên môn rất tâm huyết, có năng lực chuyên môn vững vàng, biết cách chỉ đạo điều hành hoạt động tổ. Biết vận dụng linh hoạt sáng tạo ý kiến chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Biết vạch ra kế hoạch việc gì cần làm, việc gì ưu tiên trước, làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Biết trăn trở những việc chưa làm được, hiệu quả còn thấp.…
Hiện nay cũng không ít giáo viên mong sao nhà trường đưa ra càng ít hoạt động càng tốt; chuyên môn đưa ra càng ít nội dung sinh hoạt càng đỡ vất vả. Họ có tư tưởng đến giờ lên lớp dạy hết tiết quy định, soạn bài đầy đủ, khi nào có thao giảng, dự giờ thì chuẩn bị khá kỹ một chút để đừng bị xếp loại yếu hoặc trung bình, thời gian còn lại về chăm sóc gia đình hoặc kiếm thêm thu nhập. Cho nên việc góp ý cho chuyên môn họ cũng không mấy nặn mà.
Để sinh hoạt tổ chuyên môn thực sự có hiệu quả, trước hết Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên dự sinh hoạt với các tổ chuyên môn nhằm nắm bắt chỉ đạo công việc đã triển khai, đồng thời có định hướng cho từng hoạt động.
Phải lựa chọn đội ngũ giáo viên làm tổ trưởng, tổ phó thực sự có năng lực để làm việc, vì tổ trưởng, tổ phó là người kế cận, giúp việc cho Ban giám hiệu thực hiện các hoạt động chuyên môn.
Phải xây dựng được nề nếp sinh hoạt chuyên môn để tạo thói quen và nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên. Không để buổi sinh hoạt chuyên môn chỉ nghe triển khai công việc hành chính hoặc góp ý mấy tiết dạy, mà phải làm cho buổi sinh hoạt chuyên môn thực sự đi vào chiều sâu, đúng nghĩa của nó.
Để buổi sinh hoạt chuyên môn thực sự đi vào chiều sâu, thì tổ trưởng phải xây dựng kế hoạch cụ thể tuần nào, tháng nào tập trung vào những nội dung gì ( tạm gọi là kế hoạch sinh hoạt chuyên môn). Những nội dung trong kế hoạch phải trọng tâm, phải thiết thực tập trung vào những vấn đề như đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý học sinh… Mà đã được tổ thảo luận, trao đổi thống nhất thực hiện. Muốn tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn đem lại hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ trước đó để đỡ mất thời gian trong buổi sinh hoạt. Không những chỉ có người thực hiện chuẩn bị mà tất cả các thành viên trong tổ đều phải nghiên cứu chuẩn bị Để trách buổi sinh hoạt chuyên môn bị kéo dài thời gian, hoặc không thống nhất được mục tiêu đề ra đòi hỏi tổ trưởng (người chủ trì) phải định hướng nội dung trọng tâm cần tập trung thảo luận, trao đổi, góp ý. Không góp ý lan man hoặc lợi dụng sinh hoạt chuyên môn để hạ bệ lẫn nhau. Tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong tổ đều được trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Không nên chỉ có một
vài ý kiến tham gia ban đầu rồi sau đó các thành viên còn lại nói “ Tôi cũng đồng ý như ý kiến trên”.
Thời lượng cho sinh hoạt chuyên môn tổ là không có nhiều, thường thì vài tiết hoặc vài tiếng đồng hồ cho nên cần hạn chế triển khai công việc hành
cho chúng tôi được học hỏi, mở mang thêm kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để áp dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị. chính hoặc triển khai nhanh gọn trọng tâm, các nội dung khác đưa lên bảng thông báo. Thời gian còn lại dành cho tập trung trao đổi, thảo luận, phân tích, góp ý…. nội dung chuyên môn.
Một điểm cần lưu ý là lâu nay trong sinh hoạt chuyên môn chúng ta thường chỉ nêu ra các biện pháp, giải pháp, cách thức… thực hiện của thầy (người dạy) mà chưa chú ý đến việc hoạt động của trò trong quá trình tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Cho nên khi tổ chức góp ý, đánh giá cũng chỉ tập trung xoay quanh các hoạt động của thầy. Còn trò học ra sao, phản ứng thế nào, lĩnh hội được cái gì.… ít được quan tâm. Điều này thường dễ thấy trong góp ý tiết dạy của đồng nghiệp. Cho nên bắt buộc phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới từ tư duy nhận thức cho giáo viên, cách thức tổ chức, nội dung sinh hoạt cho đến cách nhìn nhận đánh giá.…
Tổ trưởng với Ban Giám hiệu:
- Xác định rõ vị trí người tổ trưởng là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên.
- Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá…qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp…
Tổ trưởng với công tác chủ nhiệm:
Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học
sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
Tổ trưởng với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Trong tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần truyền đạt chủ trương, nghị quyết của chi bộ Đảng đến tổ chuyên môn kịp thời, chính xác hơn. Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
- Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong bằng cách truyền đạt các chủ trương của các đoàn thể này để phối hợp chặt chẽ và từ đó góp phần giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện kế hoạch nhà trường và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra.
Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các tổ chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu trường, với Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các mối quan hệ trên nếu được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động của tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.