TÁC DỤNG PHỤ BIẾN CHỨNG SAU CẤY CHỈ VÀ CÁCH XỬ LÝ

Một phần của tài liệu cấy chỉ, ứng dụng chie PDO trong thẩm mỹ (Trang 34 - 37)

Cấy chỉ PDO trong thẩm mỹ là một tiểu phẫu. Các tác dụng phụ được trình bày trong bảng 1. Đa số đều là các phản ứng tự nhiên, không kéo dài và có thể giải quyết mà không cần các biện pháp can thiệp Y khoa. Trong một vài ca có tác dụng phụ nghiêm trọng thì đòi hỏi phải điều trị đặc hiệu. Tác đụng phụ của cấy chỉ trong châm cứu điều trị ít và không nghiêm trọng so với cấy chỉ thẩm mỹ. Vì cấy chỉ thẩm mỹ có nhiều kỹ thuật xâm lần và phức tạp hơn so với cấy chỉ trong châm cứu điều trị bệnh.

Có hai dạng tác dụng phụ và biển chứng sau cấy chỉ PDO trong thẫm mỹ (bảng l), Trong nhiều trường hợp, phản ứng sau khi cấy chỉ là phản ứng thiết yếu của cơ thể đối với các nguy hại, đó là ngắn hạn. Nhưng cũng có những phản ứng muộn với các biểu hiện kéo dài hơn.

Bảng 1. Phân loại tác dụng phụ và biến chứng của cầy chỉ PDO trong thẩm mỹ

Tác dụng ngắn hạn Tác dụng muộn

Không đặc hiệu Đặc hiệu Không đặc hiệu Đặc hiệu

-Đỏ da và phù nề - Xuất huyết và tụ máu - Ngứa và đau - Mô cứng dọc theo sợi chỉ - Mất cân xứng - Rối loạn da: gấp da, co thắt

- Sần da và lộ đầu sợi chỉ

- Viêm tại chỗ cấy chỉ - Nhiễm trùng da - Các rối loạn thần kinh - Thấy độ mờ của sợi chỉ trên da - Sợi chỉ bị di chuyển - Không còn sợi chỉ - Sẹo 3.4.5.1. Các tác dụng phụ; biến chứng ngắn hạn và cách xử lý * Đỏ và phù nề da

- Đỏ và phù nề mức độ nhẹ biểu hiện mặt đầy và nặng, kéo dài khoảng 1 không cần điều trị.

- Phù vừa phải có thể thấy trong trường hợp cấy chỉ Cog vào lớp hạ bì, và biến mất trong vài ngày tới:

- Trong một số trường hợp bị đỏ và phù quá mức, nên sử dụng NSAID, thuốc lợi tiểu (Lasix 40 mg mỗi ngày một lần vào buổi sáng) hoặc thuốc corticoid (prednisolone 0,5 - 1 mg/kg mỗi ngày một lần) trong 3 5 ngày. Hoặc có thể sử dụng liệu pháp lạnh (cryotherapy ) hay liệu pháp vi dòng (microcurrent therapy).

* Xuất huyết và tụ máu

Thực tế việc cấy chỉ được thao tác mù, nên dễ gây tốn thương mạch máu lớn và nhỏ. Thường xuất hiện và nghiêm trọng hơn cấy chỉ điều trị. Cháy máu nhỏ hoặc vết bầm tím có thể xuất hiện trên các điểm đâm hoặc dọc theo đường đi của các sợi chỉ dài. Nguy Cơ xuất huyết và tụ máu cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, người đang sử đụng các thuốc chống đông máu (aspirin, Mg), trong hoặc trước kỳ kinh nguyệt và trong trường hợp số lượng chỉ cấy hoặc kỹ thuật cấy sai.

Đề điều trị phục hồi, có thể dùng gel có heparin hay vitamin K. Nếu có u máu rõ rệt thì dùng kêt hợp liệu pháp làm lạnh (cryotherapy) hay liệu pháp vi dòng (microcurrent therapy).

* Đau và ngứa

Có thể do dị ứng chỉ, sưng đỏ, hoặc phát sốt toàn thân. Có thể dùng thuốc chống dị ứng, điều trị tùy tình trạng nặng nhẹ.

* Mô cứng dọc theo sợi chỉ

Tác dụng phụ này được thấy dọc theo sợi chỉ trong trường hợp có khối tụ máu. Thông thường không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên trong một số hiếm trường hợp kéo đài nên dùng siêu âm trị liệu.

* Rối loạn da: Nếp gấp, không đều da, co thắt

Những tác dụng không mong muốn này là điển hình cho kỹ thuật khâu. Điều này sẽ được giải quyết trong vòng 3 - 7 ngày thông qua độ đàn hồi cao của da. Với chỉ cog, quá trình phục hồi có thể mất tới 3-4 tuần. Sự phụ thuộc vào tình trạng da, khối lượng mỡ dưới da và giai đoạn chảy xệ. Khi tiên hành thủ thuật nên hơi căng da dọc theo sợi chỉ cố gắng làm phẳng nếp gấp. Nếu nếp gấp

nghiêm trọng hoặc bệnh nhân không đồng ý chờ phục hỏi thì nên thực hiện liệu pháp điều trị với axit hyaluronic hoặc tái tạo mô, hoặc sử dụng PRP (huyết tương giàu tiêu cầu - Platelet Rich Plasma).

* Mất đối xứng

Khuôn mặt mất đối xứng là một tác dụng tạm thời, gây ra bởi khối máu tụ hoặc chuyển vị mô không rõ ràng. Những trường hợp này không cần điều trị hoặc có thể cần một sự điều chỉnh nhẹ ở phía không đối xứng. Thông thường nới lỏng đầu ra của chị hoặc thêm một vài sợi chỉ.

*Hình thành sẩn da (papulae formation)

Sẩn da thường hiếm gặp, một hoặc hai sẩn cho mỗi trường hợp. Chúng được hình thành khi điểm cuối của chỉ đến lớp thượng bì và trở nên dễ thấy. Thường xảy ra trong các tình huồng sau:

- Không tuân thủ các quy tắc chăm sóc da sau thủ thuật, trong trường hợp tự xoa bóp hoặc tiếp xúc với da.

- Hoặc động nhiều tại vùng cấy chỉ, u nhú thường xuất hiện trên má và xung quanh mắt, trong khi mỉm cười.

- Nằm sai tư thế khi ngủ.

- Bỏ qua băng cố định sau khi cấy chỉ.

- Chọn lựa sai độ dày của chỉ cho những bệnh nhân có đa mỏng và lỏng lẻo.

Đầu tiên là mở sẵn da bằng kim, tìm phần cuối của sợi chỉ, kéo nó ra hoàn toàn hoặc một phần (trong trường hợp chỉ cog) và cắt phần không mong muốn. Thứ hai là tiêm axit hyaluronic vào sẵn, che lại vài ngày, và nó sẽ tan trong 3-4 tuần. Điều này được áp dụng khi thất bại với cách thứ nhất.

*Đầu tận của sợi chỉ lộ ra ở da

Nếu chỉ không được đưa vào da hoàn toàn trong khi tiến hành thủ thuật, đầu tận có thể vẫn ở bên ngoài. Trong một số trường hợp đầu tận có thể đi ra

sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân đã rời khỏi phòng khám. Nó có thể được gây ra bởi bệnh nhân hoạt động vùng cấy chỉ hoặc do tiếp xúc với da. Tác dụng này điển hình cho các chỉ PDO trơn, có thể đi chuyển lên bề mặt. Không cần phải căng da để đầy sợi chỉ vào bên trong. Tốt hơn là lấy nó ra khỏi da và cắt, ấn nhẹ lưỡi cắt kéo về phía da.

Một phần của tài liệu cấy chỉ, ứng dụng chie PDO trong thẩm mỹ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)